Tóm Tắt Phim Phim Nâng Cấp - Upgrade (2018)

Nâng Cấp - Upgrade (2018)

REVIEWTOMTAT.COM Phim Lẻ Viễn Tưởng Phiêu Lưu Hành Động Tóm Tắt Phim Kinh Dị Tóm Tắt Phim Nâng Cấp

Nâng Cấp

Upgrade (2018)

Nâng Cấp​, Upgrade

Phim nang-cap Nâng Cấp​: Đặt trong tương lai gần, công nghệ kiểm soát gần như tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Nhưng khi Grey, một kỹ thuật viên tự xác định, có thế giới của mình bị đảo lộn, hy vọng duy nhất của ông để trả thù là một cấy ghép chip máy tính thử nghiệm được gọi là Stem.

Mời các bạn xem phim tại ">Topphimhd.com.

Chúc các bạn xem phim vui vẻ!

[ReviewTomTat.Com] Tổng Hợp Tóm Tắt, Review, Reaction Phim

Review Carter (2022): Carter – Joo Won hóa cỗ máy chiến đấu điên cuồng không biết mệt mỏi với nhiều cảnh hành động không tưởng khiến người xem như ngạt thở trên Netflix.

Vào năm 2017, đạo diễn Jung Byung-gil đã cho chúng ta The Villainess, một bộ phim hành động siêu bạo lực, rùng rợn phù hợp với bộ phim chiến đấu dã man và tàn bạo của Atomic Blonde. Byung-gil đã chứng minh rằng giữa điệp khúc đang lên của điện ảnh hành động Hàn Quốc cách điệu, nghiệt ngã, giọng nói của anh ấy là một trong những điều cần được công nhận. Tuyệt kỹ của anh ấy dành cho các POV quay một lần, rung lắc thực sự đã mang đến cho người xem một trải nghiệm độc đáo và nhập vai. Có quan điểm và sự rõ ràng bất chấp sự hỗn loạn của tiếng súng và lưỡi dao nhanh chóng, tất cả được lọc qua màn trình diễn đầy tinh thần của nữ diễn viên Kim Ok-vin.


Sau 5 năm dài, Byung-gil đã trở lại với một bộ phim hành động kinh dị khác. Lần này, đặt trong một tiền đề đầy thSau 5 năm dài, Byung-gil đã trở lại với một bộ phim hành động kinh dị khác. Lần này, đặt trong một tiền đề đầy tham vọng hơn với ngân sách lớn hơn nhiều để làm Carter (카터) trên Netflix.

Tương tự như The Villainess, nó liên quan đến hoạt động gián điệp, các cơ quan tình báo đối thủ và tất nhiên, một thiết bị âm mưu bắt cóc trẻ em để lấy lòng người dẫn đầu. Điều gì làm cho “Carter” lần này khác biệt? Đó là Zombies.

Chủ nghĩa hiện thực điện ảnh trong các trò chơi điện tử như God of War và The Last of Us đang trở nên bình thường, khi các nhà thiết kế cố gắng mang đến cho người chơi trải nghiệm nhập vai nhất có thể.


Tuy nhiên, chưa bao giờ có bộ phim nào lại cố gắng mô phỏng giao diện của một trò chơi điện tử nhiều hơn Carter đến mức chóng mặt của Jung Byung-gil.

Các yêu cầu để một bộ phim hành động trở thành một bộ phim hay trong thể loại này là gì? Rõ ràng là: rất nhiều hành động; một kịch bản hay; nhịp độ nhanh: thiết lập thuyết phục và âm thanh ảnh hưởng đến sự phù hợp… .. oh, và tất nhiên là chuyển động của camera…. tốc độ cao, với “giao thoa” chuyển động chậm để phóng đại kịch tính của một chuỗi.

Carter đáp ứng tất cả các tiêu chí đó, và để tăng thêm giá trị, nó còn có một kịch bản thông minh, và nó rất gần với các tiêu chuẩn của một bộ phim Chirstopher Nolan, một thứ rất cao. Jung Byung-gil đã cố gắng tạo ra một bộ phim kinh dị với vô số hành động, hiệu ứng đặc biệt và đặc biệt là cảm giác thôi miên đặc trưng của phim hành động châu Á, vốn luôn hấp dẫn.

Dường như mở ra trong một cảnh liên tục duy nhất trong một khoảng thời gian gần đúng thời gian thực, hành động mới nhất của Jung theo dõi một đặc vụ bị chứng mất ngủ bán khỏa thân (Joo Won) khi anh ta chống lại một dòng vô tận gồm các binh sĩ Bắc Triều Tiên, đặc vụ Hàn Quốc và bọn CIA, tất cả trong số họ đang cố gắng giết anh ta, hoặc thuyết phục anh ta rằng anh ta thực sự làm việc cho họ.

Từ phút đầu tiên, hành động không bao giờ bỏ qua. Đặc vụ Carter (Won) tỉnh dậy trên chiếc giường đẫm máu mà không nhớ được anh ta là ai hoặc tại sao anh ta lại ở đó.

Anh ta có một vết khâu mới ở phía sau hộp sọ và một giọng nói trong đầu anh ta nói với anh ta rằng hãy chế ngự sáu tay súng đang đứng phía trước anh ta, nhảy ra khỏi cửa sổ và giải cứu con gái nhỏ của một nhà khoa học lỗi lạc (Jung Jae-young).

Nếu anh ta không thể tìm thấy cô gái (Kim Bo-min) và đưa cô ấy đến một cơ sở ở Triều Tiên ngay lập tức, tất cả sẽ bị mất tích, và điều đó còn nhân đôi với vợ và con gái của anh ta.

Carter của Jung Byung-gil là một viên kim cương thô phản ánh rất rõ bản năng sát thủ của đạo diễn hành động đối với kỹ xảo điện ảnh và những cảnh hành động được đánh bóng quy mô lớn. Trong khi các cảnh Joo Won thành thạo tiêu diệt kẻ thù của anh ấy là tuyệt vời, nhưng sự thay đổi góc nhìn thường xuyên và chói tai của anh ấy kết hợp với máy quay rung có thể khiến bạn mất tập trung trong giây lát. Từ khóa ở đây là: kiềm chế. Đó chính xác là những gì mà các khía cạnh tường thuật và kỹ thuật của bộ phim sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, một màn trình diễn mạnh mẽ khác của nghệ sĩ hành động Hàn Quốc!


Nguồn: Wowhay

  • Thực Hiện: DienAnhNet Wowhay
  • Thời lượng: 132 phút
  • Thể Loại: Review Phim, Hành Động, Review Phim, Kinh Dị,

Là Mây Trên Bầu Trời Của Ai Đó vốn dĩ là dự án kết hợp Việt - Thái khiến Xì Bàng thấy háo hức ngay từ đầu bởi sự xuất hiện của dàn nam thần xứ Chùa Vàng gồm August và Push Puttichai. Và quả vậy, khi xem phim thì mình thấy ngoài những mỹ nam này và bài nhạc phim ra thì đúng là phim chẳng có điểm nào để khen hết nữa. 

Là Mây Trên Bầu Trời Của Ai Đó có nội dung xoay quanh chuyến hành trình đu idol tên Park (Push Puttichai) của cô nàng rich kid Mây (Ngọc Lan Vy) trên đất Thái. Để đón sinh nhật của mình, Mây quyết định sang Thái cùng Dưa Hấu (Trịnh Tú Trung) để thoát khỏi sự quản lí của gia đình. 

Tuy nhiên, Mây làm sao có thể ra khỏi được lòng bàn tay của vú nuôi (Hồng Vân) và 4 anh chàng vệ sĩ Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong các lần bỏ trốn để gặp thần tượng của mình, Mây đụng độ với anh chàng shipper điển trai là Boy (August) và dần nảy sinh tình cảm. 

>>> Xem thêm: Trailer Là Mây Trên Bầu Trời Của Ai Đó: Motif cũ, dễ đoán và dễ chán

Như đã nói ở trên thì điểm đầu tiên khiến mình ấn tượng với Là Mây đó là sự xuất hiện của hai nam thần làm sáng bừng màn ảnh là Dượng Chat và August. Mặc dù tạo hình quá là đơn sơ nhưng mà thần thái của hai anh tỏa ra rất chi là ngút ngàn. 

Thêm một điểm cộng hiếm hoi nữa cho phim nữa đó là bài nhạc phim ở cả phần tiếng Thái và tiếng Việt có sự đồng đều nhất định và mang lại cảm xúc rất trọn vẹn cho mình. Lời bài hát tiếng Việt cũng khá phù hợp với nội dung phim muốn truyền tải. 

Khen sương sương là vậy thôi chứ mình thấy phim hoàn toàn không đáp ứng được kì vọng của mình khi Thái không ra Thái mà Việt cũng không ra Việt luôn. 

Đầu tiên là phim có câu chuyện còn quá đơn giản, cách xây dựng tình tiết cũng không tạp được cao trào cho hành trình đu idol của cô bé Mây này. Mạch phim cũng diễn ra khá chậm khiến mình hoàn toàn không có cảm giác đây là một chuyến đi đu idol hay lưu lạc ở nơi đất khách quê người. 

Ngoài ra thì câu chuyện của Là Mây Trên Bầu Trời cũng mắc thêm lỗi vô lí đến khó hiểu bởi các chi tiết còn được khai thác lấp lửng gây khó chịu cho mình. Câu chuyện về việc Mây là “tiểu thư” và sự ghê gớm của “lão gia” được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần nhưng chỉ lướt qua vậy thôi chứ hoàn toàn không có sự giải thích hợp lí nào cho việc bảo bọc cô bé này quá đà. 

Và thậm chí mình còn nghĩ rằng nếu Mây có đủ quyền lực của một tiểu thư đúng nghĩa trong truyền thuyết thì đã có thể đến fan meeting của idol mà chẳng cần phải trốn vệ sĩ để đi làm gì. Cô bé Mây cũng có phần quá là khờ khạo khi là một fan girl chính hiệu nhưng lại chẳng biết rằng phải săn vé để vào fan meeting và cũng chẳng biết được vài câu tiếng Thái thân sơ để xã giao với idol của mình. 

Phim cũng mắc thêm một lỗi nữa khiến thời lượng kéo dài vô tận đó là lời thoại của các nhân vật đều rất nhập nhằng và lủng củng. Mình thấy phim có rất nhiều đoạn đối thoại và tình tiết dư thừa, đặc biệt là ở đội vệ sĩ gồm 4 anh chàng Đông Tây Nam Bắc. 

Hai phân cảnh xoay quanh các anh vệ sĩ này chắc chủ yếu là để “khoe sắc” cho dàn nam thần Việt bởi tất cả những câu thoại thốt ra xoay quanh “nghĩa vụ” và “ước mơ” vô cùng sáo rỗng và gượng ép. Mình hoàn toàn không thể hiểu được vì sao một người “đơ” toàn tập như Hạo Đông lại được giao làm người cầm trịch cho bộ tứ này. 

Nhân vật vú nuôi do Hồng Vân thể hiện có tính cách một màu khi là người tham công tiếc việc và tuân lệnh ông chủ để bảo bọc cô bé Mây. Tuy nhiên, mình nhận thấy do kịch bản cố tình cường điệu hóa tính cách của nhân vật nên nét diễn của cô Hồng Vân lại mang sự “quá” của sân khấu hơn là màn ảnh. 

Thêm một điểm trừ nữa cho Là Mây nữa đó là diễn xuất nữ chính còn quá vụng về. Mình thấy rằng thời điểm này là quá sớm để Ngọc Lan Vy tham gia một dự án điện ảnh. Cô bé chỉ toàn gồng để làm tròn phát âm tiếng Anh nên lời thoại không có chút cảm xúc nào. 

Các góc máy cũng còn khá vụng về khi quay góc nào cũng khiến cô bé Mây dừ hẳn so với tuổi mới lớn của mình. Các phân cảnh trung cận khiến mình không khỏi bật cười vì trông bạn này đúng là ngang tuổi của mẹ nhân vật Boy như trong kịch bản thật.

Về phía các diễn viên xứ Chùa Vàng thì mình thấy nhỉnh hơn tí xíu nhưng cũng chưa thực sự nổi bật. Diễn xuất của August thì tạm được nhưng do có cách trở ngôn ngữ nên “phản ứng hóa học” giữa 2 nhân vật thực sự chưa có. 

August và Ngọc Lan Vy về cả ngoại hình lẫn tuổi đều có sự chênh lệch nên cũng chưa tạo được cảm xúc khi vào vai một cặp đôi rung động. Mình nghĩ rằng vai diễn Boy hoàn toàn không phải là một vai khó và nếu thay August bằng anh chàng “Thái - Việt" Lucas Công Dương thì mọi việc có lẽ sẽ trọn vẹn hơn nhiều. 

>>> Xem thêm: Là Mây Trên Bầu Trời Của Ai Đó: Ngôi sao Pee Nak sánh đôi hoa hậu Việt

Nét đặc trưng của các phim điện ảnh Thái chính là yếu tố hài hước qua những màn tấu hài duyên dáng và những lời thoại dí dỏm. Mình thấy rằng nhân vật Dưa Hấu của Trịnh Tú Trung và Hải Triều được thêm vào để thực hiện vai trò này. 

Tuy nhiên, sự hài hước này chẳng những không hiệu quả mà gây ức chế là nhiều. Mỗi lần nhân vật Dưa Hấu đệm từ “please” vào lời thoại là mình cảm tưởng như phim dài ra thêm 10 phút. Ngoài ra, các miếng hài đến từ nhân vật James cũng không tạo được hiệu ứng đặc sắc như cách anh đã thể hiện trong loạt phim Pee Nak.

Mình thấy rằng sự xuất hiện của Push Puttichai và cuộc đối thoại giữa Mây - Park về cuối thực sự cũng chưa khai thác triệt để. Push xuất hiện với vai trò vô thưởng vô phạt như một cameo lướt ngang qua phim không hơn không kém. Khi nghe Mây nói những lời thật lòng thì anh cũng chẳng kịp đáp lại và sau đó là sự chuyển cảnh lãng xẹt. 

Với câu chuyện xoay quanh cô bé mới lớn Mây, phim đã cố gắng truyền tải thông điệp về gia đình và sự lắng nghe nhưng lại hoàn toàn thiếu thuyết phục. Mình thấy rằng các bài học chẳng được rút ra từ chuyến hành trình mà đi thẳng ra từ việc cho các nhân vật đọc lời thoại nên rât gượng ép. 

Ngoài backstory của Boy được khai thác ra thì câu chuyện của Mây lại hoàn toàn mơ hồ và cũng chẳng ai hiểu rõ đằng sau gia đình Mây đã xảy ra những gì. Lối xưng hô “tiểu thư", “lão gia” cũng hoàn toàn không phù hợp với bối cảnh mà khiến mình liên tưởng tới các truyện tình cảm hoàng tử công chúa sến sẩm là nhiều. 

Thêm một điều nữa mình thấy khá đáng tiếc cho đoàn phim quay phim trên xứ Thái nhưng nhìn không ra Thái xíu nào. Quả thật là có vài đoạn tham quan chùa chiền và massage Thái nhưng khâu hình ảnh lại xử lí quá kém khiến mình nhìn mà cứ tưởng như đang ở Việt Nam luôn. Các cú máy toàn cảnh đều nhuốm một gam màu tối tăm như vũ trụ điện ảnh của DC vậy. 

Kết lại thì Là Mây Trên Bầu Trời Của Ai Đó thực sự ngoài dàn nam thần Thái ra thì các yếu tố còn lại hoàn toàn bất ổn. Nếu kịch bản phim được xây dựng với các tình tiết hợp lí hơn và thay luôn dàn diễn viên Việt thì mình thấy sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều. 

Bạn đã xem phim chưa, nếu có hãy comment bên dưới cho mình biết nhé.

* Bài viết của Xì Bàng chia sẻ tại box Mọt phim Review


Nguồn: Dienanhnet

  • Thực Hiện: DienAnhNet Touchcinema
  • Thời lượng: 89 phút
  • Thể Loại: Review Phim, Phim Chiếu Rạp, Phim Lẻ, Hài Hước,

  • Thực Hiện: Chúa Tể Phim
  • Thời lượng: 86 Phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Tóm Tắt Phim, Kinh Dị,

  • Thực Hiện: Phê Phim
  • Thời lượng: 94 phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Review Phim, Tóm Tắt Phim, Kinh Dị, Tâm Lý,
  • Thực Hiện: Chị Google
  • Thời lượng: 98 phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Thuyết Minh, Viễn Tưởng, Hồi Hộp, Tóm Tắt Phim, Kinh Dị,