REVIEWTOMTAT.COM Review Tóm Tắt Phim Tóm Tắt - Review - Reaction Phim Do dienanhnet Thực Hiện

Tóm Tắt - Review - Reaction Phim Do dienanhnet Thực Hiện



Mahlukat (Nhập Hồn) là bộ phim đưa mình về với những tác phẩm kinh dị thuộc thể loại siêu nhiên đời đầu. Từ cốt truyện, bối cảnh, âm thanh, ánh sáng và cả thông điệp của Nhập Hồn đều được làm theo khuôn mẫu một cách kinh điển. Tất cả mọi thứ, chung quy lại đều chỉ là trò lừa lọc trong tâm trí con người. 

Nhập Hồn là bộ phim kinh dị siêu nhiên đến từ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước có nền điện ảnh khá xa lạ với khán giả Việt Nam. Nhìn lại những bộ phim thuộc thể loại kinh dị siêu nhiên ra rạp trong năm 2022, mình thấy cũng toàn là những bộ phim từ những nước không mấy quen thuộc như: Karem - Vật Chứa Tử Thần (Mexico), Ma Gương 3 (Indonesia), KKN - Linh Hồn Vũ Nữ (Indonesia). 

Điểm chung của những bộ phim này chính là được làm theo lối kinh dị cũ kỹ và có phần lỗi thời. Mình thấy đa số chỉ toàn tác động vật lý, đánh vào tạo hình nhân vật và lạm dụng những cú jumpscare để khiến người xem sợ hãi. Theo như mình quan sát, những bộ phim trước ra rạp đều được đánh giá không cao vì chẳng mang đến giá trị gì cho người xem và còn quá nhiều lỗ hổng từ nội dung đến hình ảnh phim. Nhập Hồn, với mình cũng là một bộ phim như vậy. 

Nhập Hồn kể về Araf - một anh chàng tốt bụng và có khả năng đặc biệt. Anh thường dùng khả năng đó của mình để cứu những người đang bị đe dọa bởi bàn tay quỷ dữ. Một hôm, không may trong lúc cứu giúp hai mẹ con xa lạ, anh lại bị rơi vào cái bẫy của những thực thể đen tối và trở thành nạn nhân trong câu chuyện. Ác quỷ đã thao túng và chi phối hành vi của Araf, khiến anh trở nên điên dại. 

Trong làng Merce ở thành phố Merdin - nơi Araf ở có một vị mục sư tên là Burhan. Sau khi biết chuyện của Araf, Burhan đã đến gặp và bày cách giúp anh thoát khỏi sự chiếm đoạt linh hồn của quỷ dữ. 

Mình thấy câu chuyện trong Nhập Hồn theo motif điển hình của những phim kinh dị siêu nhiên. Đó là câu chuyện về một người sở hữu một sức mạnh đặc biệt, hoặc thậm chí là một người bình thường, vô tình đắc tội với quỷ dữ và trở thành con mồi tiếp theo của chúng. Sau đó, họ sẽ phải trải qua cảm giác đau đớn vì bị ác quỷ thao túng và buộc phải tìm cách chiến đấu với quỷ dữ để giải thoát cho chính mình. 

Motif không mới, cách khai thác câu chuyện cũng không mới nhưng mình thấy Nhập Hồn đã làm tốt được một chuyện là “giấu” được nhiều chi tiết làm người xem phải đoán mò khi xem. Từ đầu đến giữa phim, Nhập Hồn đưa ra rất nhiều chi tiết, nhiều tình huống và những câu thoại có vẻ bí ẩn để khơi gợi sự tò mò cho mình. Cứ mỗi lần có chi tiết mới xuất hiện, những suy đoán của mình lại được củng cố thêm một chút. 

Đến cuối phim, sau khi ông lão Burhan gặp Araf, những tình huống thắt nút mới bắt đầu được mở ra. Cá nhân mình cảm thấy mặc dù mọi thứ không có gì quá mới mẻ nhưng nó được hợp lý hóa một cách khá logic. Nó cũng có những chi tiết lật ngược vấn đề, làm đảo hướng câu chuyện khiến mình cảm thấy bất ngờ. 

Với thời lượng 96 phút của phim, theo như mình cảm nhận, Nhập Hồn đã có thể đưa ra vấn đề và giải quyết chúng một cách gọn gàng. Mặc dù phần đầu phim khá mơ hồ và lan man nhưng rõ ràng, cái kết của Nhập Hồn đã có thể giải quyết ổn thỏa những gì mà ngay từ đầu phim đã đặt ra. Đây là điều mà mình không thấy được ở những bộ phim kinh dị cũ kỹ trước đó như Virus 32, Karem - Vật Chứa Tử Thần, Ma Gương 3, Năm, Mười, Mười Lăm,...

Về những yếu tố khác liên quan về mặt ngôn ngữ điện ảnh của Nhập Hồn như bối cảnh, âm thanh, ánh sáng, theo như cá nhân mình thấy thì không có gì đáng đề cập cho lắm. Vì cơ bản, Nhập Hồn đã chọn sử dụng mẫu số chung cho tất cả những gì kể trên. Mọi thứ đều được làm lại theo lối cổ điển tạo cảm giác cực kỳ nhàm chán. 

Mình thấy bối cảnh làng quê với hang động, những ngôi nhà cổ và bờ sông là những nơi không thể rập khuôn hơn nữa để đặt để câu chuyện của mình vào trong đó. Ánh sáng lập lòe như một nguồn sáng tự nhiên với gam màu xanh - vàng đặc trưng trong những bộ phim kinh dị từ trước đến nay cũng được sử dụng trong Nhập Hồn. Âm thanh dồn dập cộng với tiếng kêu của côn trùng lâu lâu làm mình sởn da gà về độ chân thật, gần gũi của nó dù cũng đạt được hiệu quả nhưng lại bị lạm dụng quá đà.

>>> Xem thêm: Điều Ước Cuối Của Tù Nhân 2037: Câu chuyện nhân văn, dễ lấy nước mắt

Tạo hình và jumpscare là những yếu tố rất được quan tâm ở một bộ phim kinh dị, nhất là phim thuộc thể loại siêu nhiên. Tuy nhiên, cả hai yếu tố này trong Nhập Hồn lại khiến mình cảm giác khá thất vọng. Tạo hình trong Nhập Hồn rất thật, nhưng chính cái thật đó đôi lúc lại khiến mình cảm thấy phản cảm. Cơ thể người khi bị chiếm đoạt bởi những thực thể đen tối bỗng trở nên lấm lem siro đỏ hay có lúc răng và hốc mắt đen xì trông thật sự rất đáng sợ. Đã vậy, những lúc đó còn bonus thêm những góc máy cận cảnh chỉ để hù người xem khiến mình không thể chấp nhận được. 

Jumpscare trong Nhập Hồn được sử dụng từ đầu đến cuối, chủ yếu chỉ là khi những thực thể đen tối đó xâm nhập vào giấc mơ và khiến nhân vật gặp ác mộng. Thế nhưng, mình thấy jumpscare đến và đi rất nhanh, chủ yếu chỉ để lại nỗi sợ tức thời trong lòng người xem thôi. Chính vì khi gặp ác mộng, mọi thứ đều là ảo, sự chuyển đổi cảm xúc liên tục như vậy cũng khiến mình thật sự mệt tim khi xem. Với tạo hình và những cú jumpscare cộng với cách Nhập Hồn tạo dựng bối cảnh, mình thấy dường như phim đang cố tạo nên sự kinh dị nhưng theo như mình đánh giá sự “gồng” này không thành công cho lắm. 

Điều khiến mình thật sự lấn cấn với Nhập Hồn chính là ngay từ ban đầu, phim có đề cập đến việc đây là “câu chuyện có thật” từ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng theo như mình thấy, yếu tố ma quỷ và nhập hồn đều có trong phim, chỉ là nó được giảm bớt bằng cách cho mọi thứ chỉ xuất hiện trong tâm trí con người. Nó đặt ra cho mình câu hỏi là những gì nằm trong tâm trí thì làm sao kiểm chứng được và liệu phim có đang truyền bá những vấn đề sai lệch hay không?

Làm phim về những câu chuyện có thật trước giờ mình thấy vẫn luôn rất dễ gây tranh cãi. Nhất là với những bộ phim kinh dị, tâm linh, để vượt qua vòng kiểm duyệt gay gắt cũng phải cắt xén, gọt giũa nội dung rất nhiều. Tuy nhiên, việc nói đây là câu chuyện có thật nhưng lại không cho mình thấy những gì “thật” nhất diễn ra ngoài đời thực đã làm cho mình cảm thấy khó để tin vào câu chuyện này. 

>>> Xem thêm: Alienoid - Cuộc Chiến Xuyên Không: Phép thử thú vị của điện ảnh Hàn

Nhập Hồn cũng có đề cập đến yếu tố tôn giáo. Với mình, đây là điểm trừ lớn nhất phim. Tôn giáo, hay cụ thể là Chúa trong Nhập Hồn được đưa ra như một thứ Araf có thể vịn vào đó để có đức tin. Mình nghĩ nếu đơn thuần dừng lại ở niềm tin chung chung thì được, thế nhưng Nhập Hồn lại quá hô hào về đức tin của Chúa khiến mình thật sự cảm thấy như đang truyền đạo một cách không hề khôn khéo. Những đoạn thoại sau cùng triết lý quá nhiều cộng với truyền bá đức tin vào Chúa một cách dày đặc làm mình thấy có một khoảng cách quá lớn với câu chuyện trong Nhập Hồn. 

Tóm lại, mình thấy Nhập Hồn đã làm được một điều là đặt vấn đề và giải quyết vấn đề khá ổn thỏa. Tuy nhiên, như mình đã đề cập ở trên, những yếu tố cần có trong một bộ phim điện ảnh nói chung và một bộ phim thuộc thể loại kinh dị siêu nhiên nói riêng thì Nhập Hồn đang đi vào một khuôn mẫu cũ kỹ, không thể nhàm chán hơn ở thế kỷ 22. Được làm từ câu chuyện có thật nhưng dường như những bước đi của Nhập Hồn càng làm mình cảm thấy xa rời bộ phim. 

* Bài viết của Lọ Lem chia sẻ tại box Mọt phim Review


Nguồn: Dienanhnet

Review Carter (2022): Carter – Joo Won hóa cỗ máy chiến đấu điên cuồng không biết mệt mỏi với nhiều cảnh hành động không tưởng khiến người xem như ngạt thở trên Netflix.

Vào năm 2017, đạo diễn Jung Byung-gil đã cho chúng ta The Villainess, một bộ phim hành động siêu bạo lực, rùng rợn phù hợp với bộ phim chiến đấu dã man và tàn bạo của Atomic Blonde. Byung-gil đã chứng minh rằng giữa điệp khúc đang lên của điện ảnh hành động Hàn Quốc cách điệu, nghiệt ngã, giọng nói của anh ấy là một trong những điều cần được công nhận. Tuyệt kỹ của anh ấy dành cho các POV quay một lần, rung lắc thực sự đã mang đến cho người xem một trải nghiệm độc đáo và nhập vai. Có quan điểm và sự rõ ràng bất chấp sự hỗn loạn của tiếng súng và lưỡi dao nhanh chóng, tất cả được lọc qua màn trình diễn đầy tinh thần của nữ diễn viên Kim Ok-vin.


Sau 5 năm dài, Byung-gil đã trở lại với một bộ phim hành động kinh dị khác. Lần này, đặt trong một tiền đề đầy thSau 5 năm dài, Byung-gil đã trở lại với một bộ phim hành động kinh dị khác. Lần này, đặt trong một tiền đề đầy tham vọng hơn với ngân sách lớn hơn nhiều để làm Carter (카터) trên Netflix.

Tương tự như The Villainess, nó liên quan đến hoạt động gián điệp, các cơ quan tình báo đối thủ và tất nhiên, một thiết bị âm mưu bắt cóc trẻ em để lấy lòng người dẫn đầu. Điều gì làm cho “Carter” lần này khác biệt? Đó là Zombies.

Chủ nghĩa hiện thực điện ảnh trong các trò chơi điện tử như God of War và The Last of Us đang trở nên bình thường, khi các nhà thiết kế cố gắng mang đến cho người chơi trải nghiệm nhập vai nhất có thể.


Tuy nhiên, chưa bao giờ có bộ phim nào lại cố gắng mô phỏng giao diện của một trò chơi điện tử nhiều hơn Carter đến mức chóng mặt của Jung Byung-gil.

Các yêu cầu để một bộ phim hành động trở thành một bộ phim hay trong thể loại này là gì? Rõ ràng là: rất nhiều hành động; một kịch bản hay; nhịp độ nhanh: thiết lập thuyết phục và âm thanh ảnh hưởng đến sự phù hợp… .. oh, và tất nhiên là chuyển động của camera…. tốc độ cao, với “giao thoa” chuyển động chậm để phóng đại kịch tính của một chuỗi.

Carter đáp ứng tất cả các tiêu chí đó, và để tăng thêm giá trị, nó còn có một kịch bản thông minh, và nó rất gần với các tiêu chuẩn của một bộ phim Chirstopher Nolan, một thứ rất cao. Jung Byung-gil đã cố gắng tạo ra một bộ phim kinh dị với vô số hành động, hiệu ứng đặc biệt và đặc biệt là cảm giác thôi miên đặc trưng của phim hành động châu Á, vốn luôn hấp dẫn.

Dường như mở ra trong một cảnh liên tục duy nhất trong một khoảng thời gian gần đúng thời gian thực, hành động mới nhất của Jung theo dõi một đặc vụ bị chứng mất ngủ bán khỏa thân (Joo Won) khi anh ta chống lại một dòng vô tận gồm các binh sĩ Bắc Triều Tiên, đặc vụ Hàn Quốc và bọn CIA, tất cả trong số họ đang cố gắng giết anh ta, hoặc thuyết phục anh ta rằng anh ta thực sự làm việc cho họ.

Từ phút đầu tiên, hành động không bao giờ bỏ qua. Đặc vụ Carter (Won) tỉnh dậy trên chiếc giường đẫm máu mà không nhớ được anh ta là ai hoặc tại sao anh ta lại ở đó.

Anh ta có một vết khâu mới ở phía sau hộp sọ và một giọng nói trong đầu anh ta nói với anh ta rằng hãy chế ngự sáu tay súng đang đứng phía trước anh ta, nhảy ra khỏi cửa sổ và giải cứu con gái nhỏ của một nhà khoa học lỗi lạc (Jung Jae-young).

Nếu anh ta không thể tìm thấy cô gái (Kim Bo-min) và đưa cô ấy đến một cơ sở ở Triều Tiên ngay lập tức, tất cả sẽ bị mất tích, và điều đó còn nhân đôi với vợ và con gái của anh ta.

Carter của Jung Byung-gil là một viên kim cương thô phản ánh rất rõ bản năng sát thủ của đạo diễn hành động đối với kỹ xảo điện ảnh và những cảnh hành động được đánh bóng quy mô lớn. Trong khi các cảnh Joo Won thành thạo tiêu diệt kẻ thù của anh ấy là tuyệt vời, nhưng sự thay đổi góc nhìn thường xuyên và chói tai của anh ấy kết hợp với máy quay rung có thể khiến bạn mất tập trung trong giây lát. Từ khóa ở đây là: kiềm chế. Đó chính xác là những gì mà các khía cạnh tường thuật và kỹ thuật của bộ phim sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, một màn trình diễn mạnh mẽ khác của nghệ sĩ hành động Hàn Quốc!


Nguồn: Wowhay