Tóm Tắt Tập 4 Phim Xin Đừng Xa Anh - Don't Be Swayed, Don't Go Away (2008)

Xin Đừng Xa Anh - Don't Be Swayed, Don't Go Away (2008)

REVIEWTOMTAT.COM Phim Bộ Tóm Tắt Phim Tâm Lý Tóm Tắt Phim Xin Đừng Xa Anh

Xin Đừng Xa Anh

Don't Be Swayed, Don't Go Away (2008)

Xin Đừng Xa Anh HDXin đừng xa anh xoay quanh về cuộc sống, tình yêu và lòng thù hận của chị em Mi Jung và So Hyun khi cả hai cùng đem lòng yêu một người đàn ông Mẹ của Mi Jung tái hôn cùng với bố của So Hyun, cả hai trở thành chị em kế với nhau. Cả gia đình chung sống với nhau dưới một mái nhà nhưng lại không thể hòa hợp được. So Hyun là một cô chị xinh đẹp, tài năng nhưng cũng đầy tham vọng. Đối ngược với So Hyun là 1 Mi Jung dịu dàng, đằm thắm hết lòng vì tình yêu của mình dành cho âm nhạc. Thế nhưng, trớ trêu thay Mi Jung lại vô tình đem lòng yêu chồng sắp cưới của chị mình. Chính mối tình ngang trái này là nguyên nhân cho hàng loạt những "sóng gió" cho gia đình họ sau này.

Tuy không phải là thể loại mới mẻ gì trong lĩnh vực phim ảnh. Nhưng hơn 1 năm đổ lại đây, Bánh Đúc mới cảm nhận rõ bầu không khí náo nhiệt của các phim boy love, vốn dĩ đã từng mờ nhạt, thậm chí chỉ âm thầm xuất hiện tại các bộ web-drama hay series truyền hình vì tính chất nhạy cảm liên quan đến xu hướng tính dục của các nhân vật. 

Chính vì thế, ngay khi boy love dần trở thành một “cơn sốt” kể từ Call Me By Your Name, hay gần đây có Heartstopper, KinnPorsche The Series, nó lại khiến mình cảm thấy phim ảnh ngày một thoáng hơn cũng như cách mà nhiều người tiếp nhận các xu hướng tính dục khác nhau. Có lẽ thế, nên khi cái tên Cherry Magic: 30 Tuổi Vẫn Còn “Zin” Sẽ Biến Thành Phù Thủy chính thức được phát hành dưới dạng phim điện ảnh chiếu rạp, mình không ngại mà săn liền 1 tấm vé để thưởng thức chuyện tình của Adachi và Kurosawa.

Theo mình được biết, Cherry Magic đã từng làm khuynh đảo cộng đồng mê phim boy love một thời và nó đã trở thành một hiện tượng châu Á bởi không chỉ là độ dễ thương, ăn ý giữa hai diễn viên Akaso Eiji và Keita Machida, mà còn là những thông điệp về tình yêu, sự trong sáng trong cách xây dựng cốt truyện. 

Chính vì vậy, cái tên Cherry Magic đã trở thành một trong những bộ phim truyền hình boy love được nhắc đến nhiều nhất vào 2 năm trước.

Mặc dù chưa từng xem bất kỳ tập nào của Cherry Magic phiên bản truyền hình, nhưng thông qua 104 phút với bản điện ảnh, mình phần nào hình dung ra được cốt truyện chính của các tập phim. Hơn nữa, các nhà làm phim còn khéo léo tóm tắt lại những diễn biến trước đó của bản truyền hình trong tác phẩm lần này, nên xem bản điện ảnh không hề khó khăn chút nào.

Vì vậy với bài “rì viu” này, Bánh Đúc sẽ đánh giá dưới góc nhìn của một khán giả lần đầu mới tiếp xúc với Cherry Magic nhé!

Cherry Magic: 30 Tuổi Vẫn Còn “Zin” Sẽ Biến Thành Phù Thủy là câu chuyện nối tiếp cuộc tình của Adachi và Kurosawa sau khi cả hai bắt đầu đang trong quá trình xây dựng mối quan hệ. Có lẽ, chính vì sở hữu năng lực đọc được suy nghĩ của người khác, anh chàng Adachi luôn phải vật lộn với những lo toan, bất an của những người khác về cuộc sống xung quanh họ. 

May thay, bên cạnh cậu luôn có Kurosawa, mỗi khi cả hai gần nhau, Adachi chỉ cảm nhận được tình yêu mà chàng “công” dành cho mình. 

Tất nhiên, ai rồi cũng sẽ bắt đầu có những thăng tiến nhất định trong cuộc sống và Adachi cũng không ngoại lệ, với năng lực có thừa cùng sự nghiêm túc nhất định trong công việc, cậu nhanh chóng được thuyên chuyển công tác ở Nagasaki, cách Kurosawa tận 1.200 km. 

Từ đây cả hai phải đối mặt với một vấn đề muôn thuở của các cặp đôi, đó là yêu xa. Hơn nữa, ngay khi mọi thứ được ổn định trở lại, cũng là lúc họ đang có những suy nghĩ về việc xây dựng gia đình, bắt buộc Adachi và Kurosawa phải công khai với hai bên gia đình.

>>> Xem thêm: Cherry Magic: Tổng thể ổn nhưng không khác gì bản truyền hình trước đó

Điều đầu tiên, thành công của một tác phẩm, với cá nhân mình đó là phải hoàn thành được 3 yếu tố: cốt truyện, nhân vật và thông điệp. Tổng thể mà nói thì Cherry Magic đáp ứng đủ cả 3 điều này, mang đến cho mình một trải nghiệm điện ảnh hoàn toàn khác lạ so với những bộ phim boy love trước đây mình từng xem.

Tại Cherry Magic, một lần nữa mình lại bắt gặp câu chuyện tình chốn công sở của hai chàng trai, trước đó với series truyền hình Hẹn Hò Chốn Công Sở đã từng làm mình “quắn quéo” bởi những tình huống dở khóc dở cười trong các lần hẹn hò của nam chính và nữ chính. 

Với Cherry Magic, công sở chỉ là nơi họ bắt đầu cho mối quan hệ, xa hơn nữa đó là cả hai phát triển và vun đắp tình cảm cho nhau dần dần, khiến nó lớn đến độ mà chỉ cần nhìn vào ánh mắt của nhau, cả hai đủ hiểu đối phương nghĩ gì.

Cá nhân mình cảm nhận, Cherry Magic phát triển cốt truyện theo hai bước ngoặt lớn. Thứ nhất đó là việc Adachi chấp nhận rời xa Kurosawa 8 tháng để hoàn thành công việc tại một chi nhánh mới. 

Trong khoảng thời gian này, bé “thụ” luôn phải tất bật công việc, lao lực đến độ để bản thân kiệt sức lúc nào không hay, khiến cho chàng “công” phải hối hả vượt hơn 1.200 cây số để đến tận nơi trong điều kiện thời tiết không mấy “ổn” cho lắm!

Không dừng lại ở đó, chính cách xây dựng tình huống này của nhà làm phim, đã chứng minh cho mình thấy được, miễn có lòng tin và trái tim luôn hướng về nhau thì khoảng cách hay biên giới cũng không là vấn đề. 

Điển hình là câu nói của Kurosawa, cậu chỉ lo rằng Adachi sẽ buồn, và ngay cả bé “thụ” cũng biết đáp lại rằng bản thân không biết đối mặt với việc này ra sao, và không muốn làm chàng “công” của mình phải buồn.

Điều mình thấy rõ không phải Adachi đang lo vì phải sở hữu năng lực trời ban, hay lời nguyền về việc mất “zin”, mà cái cậu lo chính là sợ Kurosawa phải buồn. Chính vì vậy, ngay khi chàng trai vừa xuất hiện trước mắt cậu trong tình trạng ướt sũng, cậu đã quyết định thể hiện tình yêu của mình bằng cách “cho đi cái quý giá nhất”.

Khác với những phim boy love mà Bánh Đúc từng xem, nếu không phải quá nhiều cảnh “xôi thịt” thì cũng đâu đó một số phân cảnh “trần như nhộng” để bắt lấy sự thu hút của mình. Tuy nhiên, Cherry Magic đúng tinh thần của một tác phẩm Nhật Bản, mọi thứ xây dựng trong phim đều được tối giản cực kỳ, ngay cả phân đoạn mất “zin” của Adachi, nhà làm phim cũng biết cách cho lướt qua và không để sót lại bất kỳ sơ hở nào.

Điều này làm mình ví Cherry Magic như một chiếc kẹo bông gòn, nhẹ nhàng, dễ tan và nếu vô tình chạm nhẹ vào, thì sự tinh khiết của nó sẽ rất dễ bị “bay màu”.

Bước ngoặt thứ hai, đó là việc cả hai quyết định “come out” với gia đình đối phương. Tưởng chừng sẽ có một cuộc đại chiến diễn ra như những bộ phim boy love khác, nhưng những gì mà các nhân vật xử lý đều cực kỳ mượt mà, thậm chí không có bất cứ sự động tay động chân nào mà khiến mình phải căng thẳng.

Hơn nữa, góc quay đặt ở vị trí cao và rộng, phần nào giúp mình nhìn bao quát, hiểu hơn về cuộc sống của Adachi và Kurosawa. Tại nhà Adachi, một tầng lớp trung lưu, đơn giản, sống sum vầy và đầy ắp tiếng cười, Kurosawa được chào đón nồng nhiệt một cách bình dân nhất. 

Ngược lại, tại nhà của Kurosawa, nội thất có phần bày trí và trang hoàng hơn, phần nào cho mình thấy được xuất thân của cậu là một thiếu gia, công tử. Bên trong căn nhà luôn vắng vẻ tiếng cười nói, đùa giỡn. Lúc này mình đã hiểu ra vì sao Kurosawa lại yêu Adachi đến vậy.

>>> Xem thêm: Sao Cherry Magic: Từ nam 9 đến nam 8 đều cưng xỉu

Có thể thấy mô típ phân hóa giàu nghèo là chủ đề thường thấy ở các bộ phim tình cảm. Tuy nhiên, với Cherry Magic lại không tập trung và đào sâu yếu tố này, mình nghĩ một phần đạo diễn muốn giữ cho màu phim ở mức tối giản, đơn điệu và trong lành nhất. 

Đó cũng là lý do vì sao Cherry Magic lại không có bất kỳ kẻ phản diện hay “tiểu tam” nào phá hoại. Vì thế nếu bạn đang mong chờ một câu chuyện đầy kịch tính, drama thì Cherry Magic không đủ đáp ứng yêu cầu này.

Mình nghĩ khi xem Cherry Magic, bạn sẽ gặp đâu đó hình ảnh của mình và người yêu trong khoảng thời gian đầu khi cả hai đang vun đắp tình cảm cho nhau. Bên cạnh đó, bộ phim còn tinh tế đến mức biến tấu vấn đề yêu xa và công khai trở nên ngọt ngào và dễ “xử” hơn bao giờ hết, đây cũng là 2 vấn đề nhức nhối của khá nhiều cặp đôi trong cộng đồng LGBTQ+.

Suy cho cùng, Cherry Magic mang lại cho mình sự trong lành và xoa dịu tâm hồn bằng một câu chuyện ngọt ngào với các khung hình được đầu tư chắc tay, hoàn mỹ. Xem phim mà cứ tưởng tượng mình đang lạc vào xứ sở hoa anh đào, mọi thứ trong phim đều được phảng lên một gam màu dễ chịu. Cảm giác như cơ thể mới được nhúng vào một bể Downy hay Comfort vậy!

Điều cuối cùng mình muốn nói đó là: “Ông chú 30 tuổi Adachi chính thức mất zin”!

* Bài viết của Bánh Đúc chia sẻ tại box Mọt phim Review


Nguồn: Dienanhnet

  • Thực Hiện: DienAnhNet
  • Thời lượng: 104 phút
  • Thể Loại: Review Phim, Phim Lẻ, Phim Chiếu Rạp,

Thang máy (The Lift) là bộ phim kinh dị duy nhất của Việt Nam được công chiếu tại thời điểm này. Đã rất lâu rồi điện ảnh Việt mới có một tác phẩm kinh dị ra rạp, nên rất nhiều khán giả kỳ vọng đây sẽ là bộ phim hấp dẫn khép lại tháng 10 nhiều biến động.

Kịch bản phim được đánh giá ở mức trung bình

Thang máy được lấy cảm hứng từ trò chơi tâm linh The Elevator Game có nguồn gốc từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Người chơi sẽ phải đến một tòa nhà có ít nhất 10 tầng, sau đó đi thang máy một mình vào đêm khuya, những người chiến thắng sẽ được đưa đến một thế giới khác, sau đó quay trở lại.

Đánh giá về nội dung phim

Bộ phim là câu chuyện xoay quang Trang – Ngọc – Jina, họ là bộ ba thân thiết khi học chung trường đại học. Một năm trước Jina mất tích khi đang tham gia một trò chơi trong thang máy và livestream cho mọi người cùng theo dõi, không ai có thể tìm thấy Jina cũng như điện thoại của cô. Cho đến một năm sau, khi dượng Sơn – chồng mới của mẹ Trang đến tòa nhà Jina đã mất tích để tìm tung tích cô, Trang nhận được tin và mất liên lạc với dượng Sơn thì Ngọc quyết định sẽ đến cứu dượng Sơn và rủ rê thêm cả Trang vào cuộc.

Tòa nhà cũ bỏ hoang mà dượng Sơn mất tích là nơi ông đã làm việc trước đó, cũng là nơi khiến Trang bị ám ảnh khi đi thang máy vì sự xuất hiện của một người phụ nữ bí ẩn với khuôn mặt đáng sợ. Trang luôn rất sợ khi đi thang máy, chính vì vậy cô đã từ chối khi Ngọc rủ tham gia trò chơi, nhưng cuối cùng vì sự mất tích của Ngọc mà Trang bị ép buộc phải chơi trò chơi để tìm Ngọc và dượng Sơn.

Mô-tuýp câu chuyện của Thang máy không mới, đã từng gặp trong rất nhiều bộ phim kinh dị của nước ngoài được công chiếu trước đó. Hơn thế nữa kịch bản của bộ phim đã được đạo diễn Peter Mourougaya viết cách đây 5 năm trước, vậy nên Thang máy hoàn toàn không tạo được bất ngờ cho khán giả khi theo dõi phim.

Kịch bản của Thang máy theo đánh giá chủ quan của Touch Cinema chưa thực sự tốt, các tình tiết trong phim chưa kết nối tốt được với nhau, cách triển khai câu chuyện còn khá gượng, chưa đẩy lên được cao trào và cái kết khá hụt hẫng. Vậy nên bộ phim chỉ phù hợp để giải trí nhẹ nhàng khi có thời gian rảnh rỗi.

Yếu tố kinh dị của bộ phim khá nhẹ nhàng, chủ yếu đánh vào tâm lý của nhân vật chính là Trang. Một vài cảnh hù dọa có thể khiến những bạn gái yếu tim hơi giật mình một chút, nên các bạn hoàn toàn có thể đến rạp để theo dõi phim mà không lo sẽ bị ám ảnh khi bước ra khỏi rạp.

Đánh giá về diễn viên và diễn xuất

Sau Lời nguyền huyết ngải (2012), đây là bộ phim kinh dị thứ hai mà Yu Dương góp mặt. Với gương mặt lạnh lùng, ít cười Yu Dương thể hiện khá tốt vai diễn của mình, tuy nhiên do điểm yếu về phần kịch bản, nên nữ diễn viên chưa có thể phô diễn rất cả những kỹ năng diễn xuất của mình.

Các tuyến nhân vật khác trong phim có thời lượng xuất hiện khá ít, nên để đánh giá diễn xuất của các diễn viên phụ rất khó để đánh giá chính xác.

Đánh giá về âm thanh và hình ảnh

Phần lớn những khung hình trong Thang máy đều chìm trong bóng tốt, có khá ít khung hình đủ sáng. Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, những cảnh sử dụng tông sáng màu đỏ và xanh được xử lý khá tốt, góp phần mang đến cảm giác rùng rợn, bí ẩn cho khán giả. Phần âm thanh ở mức trung bình, chưa tạo được điểm nhấn bổ trợ cho nội dung phim; nếu phần âm thanh được xử lý tốt hơn thì bộ phim chắc sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.

Thang máy hiện đang được công chiếu tại Touch Cinema. Chúc các bạn xem phim vui vẻ, và đừng quên tham gia Group review phim của Touch để cùng trao đổi thêm về bộ phim này nhé.


Nguồn: Touchcinema

  • Thực Hiện: Touchcinema Touchcinema
  • Thời lượng: 80 phút
  • Thể Loại: Phim Chiếu Rạp, Kinh Dị, Ma Quỷ, Review Phim, Phim Lẻ,

  • Thực Hiện: Tea Phim
  • Thời lượng:
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Hành Động, Tóm Tắt Phim, Võ Thuật, Cổ Trang,

  • Thực Hiện: Cháu Review
  • Thời lượng: Tập 36 / 36
  • Thể Loại: Phim Bộ, Thể Thao, Âm Nhạc, Tóm Tắt Phim,

  • Thực Hiện: The Reviewer
  • Thời lượng: 106 phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Viễn Tưởng, Hài Hước, Phiêu Lưu, Phim Chiếu Rạp, Tóm Tắt Phim, Tài Liệu, Tâm Lý,