Tóm Tắt Phim Phim Viên Ngọc Thần Kỳ - Magic Crystal (1986)

Viên Ngọc Thần Kỳ - Magic Crystal (1986)

REVIEWTOMTAT.COM Phim Lẻ Hài Hước Phiêu Lưu Hành Động Tóm Tắt Phim Tóm Tắt Phim Viên Ngọc Thần Kỳ

Viên Ngọc Thần Kỳ

Magic Crystal (1986)

Bắt đầu đóng phim từ năm 1982 khi 21 tuổi, trước khi nổi tiếng, Lưu Đức Hoa từng tham gia vào vài bộ phim truyền hình và từ đó tên tuổi của ông bắt đầu được khán giả biết tới nhiều hơn, tới năm 1987 thì ông bắt đầu chuyển hẳn qua phim điện ảnh và tác phẩm cuối cùng của năm 1986 mang tên Viên Ngọc Thần Kỳ đã góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi ông lên một tầm cao mới. Phim là một sản phẩm của đạo diễn, nhà sản xuất, nhà biên kịch nổi tiếng bậc nhất của điện ảnh Hong Kong từ thập niên 80 thế kỷ trước tới nay, đó là Vương Tinh và tất nhiên chỉ cần nghe tới cái tên này thì bạn chắc hẳn cũng sẽ biết được thể loại của Magic Crystal, đó chính là hành động hài và Lưu Đức Hoa sẽ không làm bạn phải thất vọng với vai diễn tuyệt vời trong phim./br Nội dung của phim Viên Ngọc Thần Kỳ xoay quanh một viên ngọc màu xanh lá cây có khả năng phát sáng, nó chứa tinh túy của một người ngoài hành tinh. Andy (Lưu Đức Hoa) là người bị bắt gặp giữa những con rắn độc Nga (do Norton dẫn đầu) và một số điệp viên của Interpol (do Rothrock và Mạc Thiếu Thông thủ vai) để sở hữu viên ngọc đó. Rock thực sự bắt đầu ở Hy Lạp với sự có mặt của Philip Ko, nhưng nhờ một vài suy nghĩ nhanh, nó đã kết thúc trong hành lý của cháu trai Andy (Siu Bing-Bing)./br /br Đứa trẻ nhanh chóng có những sự liên hệ với viên đá màu xanh lá cây thần kỳ đó, cậu ta có thể nói chuyện qua thần giao cách cảm và thực hiện khả năng giao tiếp E.T. bằng cách chạm đầu ngón tay vào viên đá. Đá cũng đóng vai trò đùa cợt của Wong Jing (trợ lý của Andy Lau) và Nat Chan Bak-Cheung, và một cô gái nóng bỏng có tên là Cheung Man (Trương Mẫn) . Tuy nhiên, mặc dù nó tương đồng với miếng nhựa màu xanh, nhưng viên ngọc đó vẫn nằm trong danh sách mong muốn của mọi người, thậm chí nó đủ để đẩy Andy vào tù ngay cả khi anh ta không có ý tưởng gì là lớn lao. Từ đó, những cuộc chiến tranh giành bắt đầu diễn ra một cách kịch liệt./br /br MAGIC CRYSTAL là một bộ phim rất ấn tượng của Hồng Kông mặc dù nó không được nhiều người biết tới, nói cách khác nó chính là một viên ngọc bí ẩn. Đây là một bộ phim đầy ấn tượng với sự góp mặt của một số diễn viên võ thuật hàng đầu đang tham gia vào một số cảnh chiến đấu hàng đầu cùng tốc độ cao, vui nhộn và thú vị như các ví dụ khác về các bộ phim hành động Hồng Kông thập kỷ 80 như POLICE STORY hay là DRAGONS FOREVER./br

  • Thực Hiện: Tea Phim
  • Thời lượng: 108 Phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Hành Động, Tóm Tắt Phim, Võ Thuật, Kiếm Hiệp, Cổ Trang,

Sát thủ trên không (The Drone) là bộ phim kinh dị hài hước đang được công chiếu tại Touch Cinema, tác phẩm rất phù hợp với những tín đồ công nghệ khi khai thác đề tài về sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.

Sức mạnh của công nghệ 4.0 thật đáng sợ

Tuần này không có nhiều bộ phim được công chiếu tại Touch Cinema, vậy nên ngoài Frozen 2 đang chiếm ưu thế với gần như full các khung giờ chiếu, các tín đồ điện ảnh phố núi có thể theo dõi Sát thủ trên không (The Drone).

Nội dung phim

Sát thủ trên không là bộ phim kể về một cặp vợ chồng mới chuyển đến ngồi nhà mới. Tại đây họ không chỉ gặp được một cô hàng xóm nóng bỏng, mà anh chồng còn nhặt được một chiếc drone (flycam) mới toanh ngoài thùng rác. Bất chấp việc mình đã có một chiếu drone và cô vợ cảnh báo drone có thể là do hàng xóm nào bỏ quên. Anh chồng vẫn quyết định “ỉm” đi và giữ chiếc drone để chơi cho thỏa niềm đam mê.

Từ một chiếc drone bình thường, chỉ sau vài ngày nó đã trở nên vô cùng đáng sợ khi sở hữu những khả năng phi thường mà chưa hề có một chiếc drone nào làm được. Nó có thể tự lập kế hoạch để đạt được những thứ mình muốn, tự động kết nối với các thiết bị điện tử trong gia đình, hack cả hệ thống an ninh vô cùng hiện đại, “ác ôn nông thôn” hơn là nó có thể ra tay giết người như ngóe. Nhưng cả anh chồng lẫn cô vợ vẫn mù mờ không biết gì, cho đến ngày chính họ bị tấn công; lúc này bộ mặt thật của chiếc drone mới bị lộ diện.

Kịch bản phim khai thác một chủ đề khá mới về các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên có khá nhiều tình tiết trong phim được phóng đại hơi quá đà, chính vì vậy bộ phim sẽ mang đến cho khán giả cảm giác hơi bị ảo tưởng về sức mạnh của các thiết bị công nghệ. Vậy nên Touch Cinema khuyên các bạn nên hết sức bình tĩnh khi theo dõi phim, quên hết mọi bực tức và khó chịu để theo dõi tên sát nhân trong phim.

Cái kết của bộ phim có thể gọi là đỉnh cao của phi lý, cách mà các nhân vật suy luận ra bộ mặt thực của drone cũng ảo ảo. Nhưng đây là phim điện ảnh mà, vậy nên điều gì cũng có thể xảy ra mà, đừng quá lăn tăn về vấn đề logic trong phim quá nhiều nhé.

Bài học mà Sát nhân trên không mang lại cho khán giả có lẽ là: thấy được của rơi chớ dại nhặt về, kẻo mất mạng như chơi đấy nhé.

Diễn viên và diễn xuất

Sát nhân trên không có khá ít tuyến nhân vật trong phim và bộ đôi nam – nữ chính gần như cân đến 80% thời lượng của phim. Diễn xuất của cặp đôi diễn viên chính khá tốt, những khoảng khắc hoảng hốt, lo lắng khi xuất hiện một kẻ bí ẩn trong ngôi nhà được lột tả rất tốt.

Các tuyến nhân vật phụ trong phim không nhiều, song Touch Cinema cũng đánh giá cao vai trò của các nhân vật phụ. Đặc biệt là cô hàng xóm nóng bỏng hóa thân vào nhân vật rất ngọt. Nhờ vậy nên bộ phim hấp dẫn và thu hút hơn với khán giả.

Âm thanh, hình ảnh

Sát thủ trên không là một tác phẩm thuộc thể loại kinh dị, vậy nên phần âm thanh của phim được xử lý rất tốt, khiến nhiều khán giả nhiều phen giật mình thon thót dù rằng các tình huống trong phim không có gì kinh dị. Âm thanh của bộ phim được khán giả đánh giá là điểm nổi bật nhất của The Drone.

Phần hình ảnh của bộ phim Touch Cinema chấm ở mức độ khá ổn, với những khung hình lúc thì tươi sáng, lúc thì lại ám ảnh đúng chất phim kinh dị. Dù đầu phim vẫn có một vài phân cảnh hơi mờ và rung, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng phim.

Sát nhân trên không đang được công chiếu tại Touch Cinema. Chúc các bạn xem phim vui vẻ!


Nguồn: Touchcinema

  • Thực Hiện: Touchcinema
  • Thời lượng: 100 phút
  • Thể Loại: Phim Chiếu Rạp, Review Phim, Phim Lẻ,

  • Thực Hiện: Thằn Lằn Lươn Lẹo
  • Thời lượng: 86 phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Viễn Tưởng, Hài Hước, Phiêu Lưu, Tóm Tắt Phim,

Vốn dĩ nổi tiếng, nên việc nhiều quốc gia vay mượn ý tưởng của Hollywood để làm nên cốt truyện chính cho bộ phim của họ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biến tấu tốt hơn thì sẽ được tán dương, ngược lại nếu không hiệu quả sẽ dễ bị “flop” liền. Một trong số đó là Ma Gương 3 (Kuntilanak 3) của Indonesia.

Cốt truyện trong Ma Gương 3 xoay quanh nhân vật Dinda, một cô bé sở hữu siêu năng lực nhưng vẫn chưa học được cách kiểm soát, chính vì vậy cô bé luôn bị bạn bè xem là quái nhân và cô đơn trong chính thế giới của mình. Nhận ra điều đó, Donna - mẹ nuôi của Dinda, gửi cô bé đến Mati Hati, một ngôi trường dành cho những người có năng lực như Dinda. Tưởng chừng mọi chuyện có thể êm xuôi, nhưng chính vì sự tò mò, Dinda đã phát hiện ra nhiều bí mật động trời, nhiều trẻ em đột nhiên biến mất một cách khó hiểu.

Lần lượt điều tra và theo dõi các manh mối, Dinda phát hiện âm mưu tất thảy đều từ những giáo viên tại đây. Dinda vô tình trở thành “mồi ngon” của họ bởi chính cô là người của dòng họ Mangku Jiwo, sở hữu sức mạnh tuyệt vời.

Mặc dù là phần phim thứ 3 của chuỗi phim Kuntilanak, vẫn do Rizal Mantovani đạo diễn. Dưới ngòi bút của Alim Sudio, mình thấy cốt truyện hoàn toàn khác biệt so với hai mùa phim đầu tiên. Vốn gắn mác kinh dị, nhưng những gì diễn ra trong Ma Gương 3 lại hầu hết xoay quanh những hiện tượng siêu nhiên, phép thuật mà có phần thiên về viễn tưởng, giật gân.

Wukong nghĩ có thể đạo diễn muốn rút kinh nghiệm từ hai mùa phim trước, nội dung lần này mở rộng và tập trung về đối tượng trẻ hơn. Mình nghĩ điều này dễ xảy ra tính 2 mặt, nếu xét về mặt tốt, có thể nội dung phim đủ tạo bất ngờ so với những gì Rizal Mantovani đã làm trước đó, nhưng mặt hạn chế sẽ dễ bị mang ra so sánh với những tác phẩm có cùng chủ đề, chẳng hạn Harry Potter hoặc X-Men. 

Do Ma Gương 3 diễn đạt mọi thứ dưới góc nhìn của Dinda, theo chân nhân vật này, mình thấy bối cảnh và cách sắp xếp ở Mati Hati khá giống với ngôi trường Hogwarts hoặc trường đào tạo dị nhân của Charles Xavier. 

Vì vậy, tuy khởi sắc có phần khác biệt so với 2 mùa trước, nhưng câu hỏi đặt ra là tựa đề và nội dung có liên quan với nhau không? Mọi thứ diễn ra và khiến mình cứ mãi đi tìm linh hồn trong gương, nhưng đổi lại chỉ là hành trình tìm ra sự thật bằng siêu sức mạnh của một phù thủy hay dị nhân Dinda nào đó?

>>> Xem thêm: Ma Gương 3: Chỉ nên là phần phụ giải thích về ngôi trường Mata Hati

Có thể, cách mở rộng phạm vị bối cảnh và chủ đề lần này của nhà làm phim đang muốn đi theo xu hướng phim điện ảnh ngày nay, đó là tạo một nhân vật anh hùng có siêu năng lực, phổ biến nhất là: telekinesis (di chuyển đồ vật bằng suy nghĩ) và anh hùng ấy sẽ điều tra những bí ẩn quanh tình huống họ gặp phải. 

Wukong chắc với các bạn rằng, nếu theo dõi Ma Gương 3, mọi người sẽ phải đồng ý với suy nghĩ của mình và gặp đâu đó những hình ảnh quen thuộc của Hogwarts hoặc trường đào tạo dị nhân.

Hơn nữa, Ma Gương 3 vẫn chưa thể chứng minh sự cải tiếng chất lượng của chuỗi phim về mặt hình ảnh, mọi thứ chỉ dừng lại ở mức trung bình. Wukong nghĩ rằng liệu do đối tượng nhà làm phim hướng đến là những khán giả trẻ nên họ nghĩ chúng mình sẽ dễ dàng bỏ qua những lỗ hổng nhỏ chăng? Ngay cả cách xây dựng nhân vật cũng không có chiều sâu, thậm chí việc Dinda hy sinh ở một số phân đoạn, cảm xúc của mình như một “dòng sông phẳng lặng”.

Đến đây, mình chợt nhớ đến một bộ phim cũng có bối cảnh tương tự, nhưng lại làm ổn hơn nhiều, đó là Fate: Winx Saga, tác phẩm chuyển thể từ bộ hoạt hình Winx Club nổi tiếng, từng phát sóng trên Netflix. Như mình thấy, nhiều tác phẩm thiết kế kịch bản quanh một bối cảnh nhất định thì đòi hỏi phải tạo độ sâu về mặt hình ảnh, không gian và âm thanh, thì khi xem mình mới cảm nhận hết sự trù phú của tác phẩm ấy.

Cách Ma Gương 3 xây dựng cốt truyện theo công thức của những diễn biến đã lỗi thời khiến mình hoàn toàn mất niềm tin về ngành điện ảnh của Indonesia, liên tục tập hợp nhiều xung đột, mâu thuẫn quanh một diễn biến chính, mình xem Ma Gương 3 mà như đang coi lại những bộ phim cũ của Hollywood vào đầu những năm 2000. 

Có thể hoan nghênh cho tinh thần học hỏi và khai thác ý tưởng khi pha trộn yếu tố giả tưởng với kinh dị khá thú vị. Nhưng không may biên kịch chưa có sự nhất quán rõ ràng khiến mọi thứ trong Ma Gương 3 trở nên mâu thuẫn với câu chuyện mà anh ấy đang phát triển. Do đó, trải qua 3 phần của bộ phim này, Wukong luôn cảm thấy vô lý, nhạt nhẽo và kết thúc cực nhàm chán với một cốt truyện dài dòng.

>>> Xem thêm: Ma Gương 3: Kinh dị dân gian pha chút hơi hướng siêu anh hùng

Việc chỉ đạo của Mantovani cũng không thể giúp Ma Gương 3 khởi sắc hơn. Những hướng đi mà đạo diễn đưa ra hầu hết đều đơn điệu. Mỗi phút trong thời lượng dài đằng đẵng của phim, mình cảm thấy Mantovani đang cố thể hiện những điều yếu kém nhất. Chỉ cần nhìn vào nửa cao trào giữa thời lượng, khi Adela và Miko cố gắng cứu Dinda và những người bạn của cô ấy và sau đó lại để một số nhân vật nhí hy sinh oan uổng. Hay cách giải quyết “trùm cuối” chỉ bằng hát bài Lengsir Wangi. Xem đến đây, mình kiểu: “Ủa?”.

Tựu trung, Ma Gương 3 thật sự là một phần hậu truyện không hay với mình, mọi thứ chỉ dừng lại ở mức trung bình trở xuống. Thiết nghĩ các nhà làm phim cần cải thiện hơn để thương hiệu của Kuntilanak nói riêng và nền điện ảnh Indonesia nói chung, tốt hơn trong tương lai. Nếu Wukong chấm 2.5/10 thì có quá không nhỉ?

Còn bạn. Bạn nghĩ sao về bộ phim này? Hãy để lại bình luận cho mình nhé.

* Bài viết của Wukong chia sẻ tại box Mọt phim Review


Nguồn: Dienanhnet

  • Thực Hiện: DienAnhNet
  • Thời lượng: 105 phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Phim Chiếu Rạp, Review Phim, Ma Quỷ, Kinh Dị,