Tóm Tắt Phim Phim Cuộc Sống Nhiệm Màu - Soul (2020)

Cuộc Sống Nhiệm Màu - Soul (2020)

REVIEWTOMTAT.COM Phim Lẻ Hài Hước Tình Cảm Hoạt Hình Phim Hay Phim Chiếu Rạp Giành Giải Thưởng Tóm Tắt Phim Tóm Tắt Phim Cuộc Sống Nhiệm Màu

Cuộc Sống Nhiệm Màu

Soul (2020)

Soul (Cuộc Sống Nhiệm Màu) là một bộ phim hài hoạt hình của Mỹ năm 2020 do Walt Disney Pictures và Pixar Animation Studios sản xuất, được phân phối bởi Walt Disney Studios Motion Pictures. Phim được đạo diễn bởi Pete Docter và đồng đạo diễn bởi Kemp Powers, từ kịch bản của Docter, Powers, Mike Jones và Tina Fey. Phim có sự tham gia lồng tiếng của Jamie Foxx, Fey, Questlove, Phylicia Rashad, Daveed Diggs và Angela Bassett…

Mang giá trị nhân văn cao cả, Soul (Cuộc Sống Nhiệm Màu) không đơn thuần là bộ phim hoạt hình giải trí mà còn có khả năng đánh thức niềm yêu đời mãnh liệt nơi những “người lớn” đang cảm thấy hoang mang trước cuộc sống hiện đại. Không chỉ dành được vô số lời khen ngợi từ giới phê bình điện ảnh trên thế giới, phim hoạt hình Soul (Cuộc Sống Nhiệm Màu) thậm chí được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama bầu chọn là một trong những bộ phim yêu thích nhất của ông trong năm 2020. 

Được “nhào nặn” từ bàn tay của nhà sản xuất Inside out từng đoạt giải Oscar cho phim hoạt hình xuất sắc nhất, Soul tiếp tục là cuộc hành trình đầy nhiệm màu khai phá thế giới nội tâm của con người. Bộ phim kể về chuyến phiêu lưu của linh hồn thầy giáo piano chán đời Joe Gardner sau một tai nạn chết người. Nhưng không chỉ có thế, Soul (Cuộc Sống Nhiệm Màu) còn là một bức tranh hiện thực của xã hội đương đại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Phim chỉ ra lối đi tích cực cho câu hỏi hóc búa mà chúng ta đôi khi phải dành cả đời để giải đáp: “Cuối cùng, chúng ta sống vì điều gì?”.

Soul (Cuộc Sống Nhiệm Màu) kể về Joe Gardner, một giáo viên dạy nhạc cấp hai, từ lâu đã mơ ước được biểu diễn nhạc jazz trên sân khấu, và cuối cùng đã có cơ hội sau khi gây ấn tượng với các nhạc sĩ nhạc jazz khác trong một tiết mục mở màn tại Câu lạc bộ Half Note. Tuy nhiên, một tai nạn xảy ra khiến linh hồn của Gardner bị tách khỏi cơ thể và bắt đầu tiến đến The Great Beyond, và Gardner trốn thoát đến The Great Before, một thế giới nơi các linh hồn phát triển tính cách, kỳ quặc và đặc điểm trước khi bị gửi đến Trái đất. 

Ở đó, Gardner phải làm việc với các linh hồn trong quá trình huấn luyện tại The Great Before, chẳng hạn như 22, một linh hồn có cái nhìn mù mờ về khái niệm cuộc sống, để trở về Trái đất trước khi cơ thể anh ta chết.Anh cùng 22 trốn thoát khỏi The Great Beyond bằng cách sử dụng tâm hồn âm nhạc.


  • Thực Hiện: Tea Phim
  • Thời lượng: 108 Phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Hành Động, Tóm Tắt Phim, Võ Thuật, Kiếm Hiệp, Cổ Trang,

Sát thủ trên không (The Drone) là bộ phim kinh dị hài hước đang được công chiếu tại Touch Cinema, tác phẩm rất phù hợp với những tín đồ công nghệ khi khai thác đề tài về sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.

Sức mạnh của công nghệ 4.0 thật đáng sợ

Tuần này không có nhiều bộ phim được công chiếu tại Touch Cinema, vậy nên ngoài Frozen 2 đang chiếm ưu thế với gần như full các khung giờ chiếu, các tín đồ điện ảnh phố núi có thể theo dõi Sát thủ trên không (The Drone).

Nội dung phim

Sát thủ trên không là bộ phim kể về một cặp vợ chồng mới chuyển đến ngồi nhà mới. Tại đây họ không chỉ gặp được một cô hàng xóm nóng bỏng, mà anh chồng còn nhặt được một chiếc drone (flycam) mới toanh ngoài thùng rác. Bất chấp việc mình đã có một chiếu drone và cô vợ cảnh báo drone có thể là do hàng xóm nào bỏ quên. Anh chồng vẫn quyết định “ỉm” đi và giữ chiếc drone để chơi cho thỏa niềm đam mê.

Từ một chiếc drone bình thường, chỉ sau vài ngày nó đã trở nên vô cùng đáng sợ khi sở hữu những khả năng phi thường mà chưa hề có một chiếc drone nào làm được. Nó có thể tự lập kế hoạch để đạt được những thứ mình muốn, tự động kết nối với các thiết bị điện tử trong gia đình, hack cả hệ thống an ninh vô cùng hiện đại, “ác ôn nông thôn” hơn là nó có thể ra tay giết người như ngóe. Nhưng cả anh chồng lẫn cô vợ vẫn mù mờ không biết gì, cho đến ngày chính họ bị tấn công; lúc này bộ mặt thật của chiếc drone mới bị lộ diện.

Kịch bản phim khai thác một chủ đề khá mới về các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên có khá nhiều tình tiết trong phim được phóng đại hơi quá đà, chính vì vậy bộ phim sẽ mang đến cho khán giả cảm giác hơi bị ảo tưởng về sức mạnh của các thiết bị công nghệ. Vậy nên Touch Cinema khuyên các bạn nên hết sức bình tĩnh khi theo dõi phim, quên hết mọi bực tức và khó chịu để theo dõi tên sát nhân trong phim.

Cái kết của bộ phim có thể gọi là đỉnh cao của phi lý, cách mà các nhân vật suy luận ra bộ mặt thực của drone cũng ảo ảo. Nhưng đây là phim điện ảnh mà, vậy nên điều gì cũng có thể xảy ra mà, đừng quá lăn tăn về vấn đề logic trong phim quá nhiều nhé.

Bài học mà Sát nhân trên không mang lại cho khán giả có lẽ là: thấy được của rơi chớ dại nhặt về, kẻo mất mạng như chơi đấy nhé.

Diễn viên và diễn xuất

Sát nhân trên không có khá ít tuyến nhân vật trong phim và bộ đôi nam – nữ chính gần như cân đến 80% thời lượng của phim. Diễn xuất của cặp đôi diễn viên chính khá tốt, những khoảng khắc hoảng hốt, lo lắng khi xuất hiện một kẻ bí ẩn trong ngôi nhà được lột tả rất tốt.

Các tuyến nhân vật phụ trong phim không nhiều, song Touch Cinema cũng đánh giá cao vai trò của các nhân vật phụ. Đặc biệt là cô hàng xóm nóng bỏng hóa thân vào nhân vật rất ngọt. Nhờ vậy nên bộ phim hấp dẫn và thu hút hơn với khán giả.

Âm thanh, hình ảnh

Sát thủ trên không là một tác phẩm thuộc thể loại kinh dị, vậy nên phần âm thanh của phim được xử lý rất tốt, khiến nhiều khán giả nhiều phen giật mình thon thót dù rằng các tình huống trong phim không có gì kinh dị. Âm thanh của bộ phim được khán giả đánh giá là điểm nổi bật nhất của The Drone.

Phần hình ảnh của bộ phim Touch Cinema chấm ở mức độ khá ổn, với những khung hình lúc thì tươi sáng, lúc thì lại ám ảnh đúng chất phim kinh dị. Dù đầu phim vẫn có một vài phân cảnh hơi mờ và rung, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng phim.

Sát nhân trên không đang được công chiếu tại Touch Cinema. Chúc các bạn xem phim vui vẻ!


Nguồn: Touchcinema

  • Thực Hiện: Touchcinema
  • Thời lượng: 100 phút
  • Thể Loại: Phim Chiếu Rạp, Review Phim, Phim Lẻ,

  • Thực Hiện: Thằn Lằn Lươn Lẹo
  • Thời lượng: 86 phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Viễn Tưởng, Hài Hước, Phiêu Lưu, Tóm Tắt Phim,

Vốn dĩ nổi tiếng, nên việc nhiều quốc gia vay mượn ý tưởng của Hollywood để làm nên cốt truyện chính cho bộ phim của họ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biến tấu tốt hơn thì sẽ được tán dương, ngược lại nếu không hiệu quả sẽ dễ bị “flop” liền. Một trong số đó là Ma Gương 3 (Kuntilanak 3) của Indonesia.

Cốt truyện trong Ma Gương 3 xoay quanh nhân vật Dinda, một cô bé sở hữu siêu năng lực nhưng vẫn chưa học được cách kiểm soát, chính vì vậy cô bé luôn bị bạn bè xem là quái nhân và cô đơn trong chính thế giới của mình. Nhận ra điều đó, Donna - mẹ nuôi của Dinda, gửi cô bé đến Mati Hati, một ngôi trường dành cho những người có năng lực như Dinda. Tưởng chừng mọi chuyện có thể êm xuôi, nhưng chính vì sự tò mò, Dinda đã phát hiện ra nhiều bí mật động trời, nhiều trẻ em đột nhiên biến mất một cách khó hiểu.

Lần lượt điều tra và theo dõi các manh mối, Dinda phát hiện âm mưu tất thảy đều từ những giáo viên tại đây. Dinda vô tình trở thành “mồi ngon” của họ bởi chính cô là người của dòng họ Mangku Jiwo, sở hữu sức mạnh tuyệt vời.

Mặc dù là phần phim thứ 3 của chuỗi phim Kuntilanak, vẫn do Rizal Mantovani đạo diễn. Dưới ngòi bút của Alim Sudio, mình thấy cốt truyện hoàn toàn khác biệt so với hai mùa phim đầu tiên. Vốn gắn mác kinh dị, nhưng những gì diễn ra trong Ma Gương 3 lại hầu hết xoay quanh những hiện tượng siêu nhiên, phép thuật mà có phần thiên về viễn tưởng, giật gân.

Wukong nghĩ có thể đạo diễn muốn rút kinh nghiệm từ hai mùa phim trước, nội dung lần này mở rộng và tập trung về đối tượng trẻ hơn. Mình nghĩ điều này dễ xảy ra tính 2 mặt, nếu xét về mặt tốt, có thể nội dung phim đủ tạo bất ngờ so với những gì Rizal Mantovani đã làm trước đó, nhưng mặt hạn chế sẽ dễ bị mang ra so sánh với những tác phẩm có cùng chủ đề, chẳng hạn Harry Potter hoặc X-Men. 

Do Ma Gương 3 diễn đạt mọi thứ dưới góc nhìn của Dinda, theo chân nhân vật này, mình thấy bối cảnh và cách sắp xếp ở Mati Hati khá giống với ngôi trường Hogwarts hoặc trường đào tạo dị nhân của Charles Xavier. 

Vì vậy, tuy khởi sắc có phần khác biệt so với 2 mùa trước, nhưng câu hỏi đặt ra là tựa đề và nội dung có liên quan với nhau không? Mọi thứ diễn ra và khiến mình cứ mãi đi tìm linh hồn trong gương, nhưng đổi lại chỉ là hành trình tìm ra sự thật bằng siêu sức mạnh của một phù thủy hay dị nhân Dinda nào đó?

>>> Xem thêm: Ma Gương 3: Chỉ nên là phần phụ giải thích về ngôi trường Mata Hati

Có thể, cách mở rộng phạm vị bối cảnh và chủ đề lần này của nhà làm phim đang muốn đi theo xu hướng phim điện ảnh ngày nay, đó là tạo một nhân vật anh hùng có siêu năng lực, phổ biến nhất là: telekinesis (di chuyển đồ vật bằng suy nghĩ) và anh hùng ấy sẽ điều tra những bí ẩn quanh tình huống họ gặp phải. 

Wukong chắc với các bạn rằng, nếu theo dõi Ma Gương 3, mọi người sẽ phải đồng ý với suy nghĩ của mình và gặp đâu đó những hình ảnh quen thuộc của Hogwarts hoặc trường đào tạo dị nhân.

Hơn nữa, Ma Gương 3 vẫn chưa thể chứng minh sự cải tiếng chất lượng của chuỗi phim về mặt hình ảnh, mọi thứ chỉ dừng lại ở mức trung bình. Wukong nghĩ rằng liệu do đối tượng nhà làm phim hướng đến là những khán giả trẻ nên họ nghĩ chúng mình sẽ dễ dàng bỏ qua những lỗ hổng nhỏ chăng? Ngay cả cách xây dựng nhân vật cũng không có chiều sâu, thậm chí việc Dinda hy sinh ở một số phân đoạn, cảm xúc của mình như một “dòng sông phẳng lặng”.

Đến đây, mình chợt nhớ đến một bộ phim cũng có bối cảnh tương tự, nhưng lại làm ổn hơn nhiều, đó là Fate: Winx Saga, tác phẩm chuyển thể từ bộ hoạt hình Winx Club nổi tiếng, từng phát sóng trên Netflix. Như mình thấy, nhiều tác phẩm thiết kế kịch bản quanh một bối cảnh nhất định thì đòi hỏi phải tạo độ sâu về mặt hình ảnh, không gian và âm thanh, thì khi xem mình mới cảm nhận hết sự trù phú của tác phẩm ấy.

Cách Ma Gương 3 xây dựng cốt truyện theo công thức của những diễn biến đã lỗi thời khiến mình hoàn toàn mất niềm tin về ngành điện ảnh của Indonesia, liên tục tập hợp nhiều xung đột, mâu thuẫn quanh một diễn biến chính, mình xem Ma Gương 3 mà như đang coi lại những bộ phim cũ của Hollywood vào đầu những năm 2000. 

Có thể hoan nghênh cho tinh thần học hỏi và khai thác ý tưởng khi pha trộn yếu tố giả tưởng với kinh dị khá thú vị. Nhưng không may biên kịch chưa có sự nhất quán rõ ràng khiến mọi thứ trong Ma Gương 3 trở nên mâu thuẫn với câu chuyện mà anh ấy đang phát triển. Do đó, trải qua 3 phần của bộ phim này, Wukong luôn cảm thấy vô lý, nhạt nhẽo và kết thúc cực nhàm chán với một cốt truyện dài dòng.

>>> Xem thêm: Ma Gương 3: Kinh dị dân gian pha chút hơi hướng siêu anh hùng

Việc chỉ đạo của Mantovani cũng không thể giúp Ma Gương 3 khởi sắc hơn. Những hướng đi mà đạo diễn đưa ra hầu hết đều đơn điệu. Mỗi phút trong thời lượng dài đằng đẵng của phim, mình cảm thấy Mantovani đang cố thể hiện những điều yếu kém nhất. Chỉ cần nhìn vào nửa cao trào giữa thời lượng, khi Adela và Miko cố gắng cứu Dinda và những người bạn của cô ấy và sau đó lại để một số nhân vật nhí hy sinh oan uổng. Hay cách giải quyết “trùm cuối” chỉ bằng hát bài Lengsir Wangi. Xem đến đây, mình kiểu: “Ủa?”.

Tựu trung, Ma Gương 3 thật sự là một phần hậu truyện không hay với mình, mọi thứ chỉ dừng lại ở mức trung bình trở xuống. Thiết nghĩ các nhà làm phim cần cải thiện hơn để thương hiệu của Kuntilanak nói riêng và nền điện ảnh Indonesia nói chung, tốt hơn trong tương lai. Nếu Wukong chấm 2.5/10 thì có quá không nhỉ?

Còn bạn. Bạn nghĩ sao về bộ phim này? Hãy để lại bình luận cho mình nhé.

* Bài viết của Wukong chia sẻ tại box Mọt phim Review


Nguồn: Dienanhnet

  • Thực Hiện: DienAnhNet
  • Thời lượng: 105 phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Phim Chiếu Rạp, Review Phim, Ma Quỷ, Kinh Dị,