Tóm Tắt Phim Phim Gà Trống Nuôi Con/tôi Là Sam - I Am Sam (2001)

Gà Trống Nuôi Con/tôi Là Sam - I Am Sam (2001)

REVIEWTOMTAT.COM Phim Lẻ Gia Đình Hài Hước Tình Cảm Chính Kịch Tóm Tắt Phim Tóm Tắt Phim Gà Trống Nuôi Con/tôi Là Sam

Gà Trống Nuôi Con/tôi Là Sam

I Am Sam (2001)

⭐ – -PHIM Gà Trống Nuôi Con/Tôi Là Sam-I Am Sam (2001) [FULL HD VIETSUB-THUYẾT MINH] : Sâu lắng, cảm động và giàu ý nghĩa, có là những mỹ từ tốt nhất dùng để miêu tả tác phẩm kinh điển I Am Sam của điện ảnh Âu Mỹ. Phim chính thức được ra mắt vào năm 2001 và nhanh chóng khẳng định được tầm ảnh hưởng của mình, với số điểm đánh giá lên đến 7.6 với hơn 130 nghìn lượt bình chọn, xuất sắc thu về gần 100 triệu đô la doanh thu phòng vé. Ngoài ra, nam chính Penn được đề cử Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất.

Phim có tựa đề việt là Tôi Là Sam, thuộc thể loại tâm lý tình cảm, do cái tên lừng danh Jessie Nelson đảm nhận vai trò chỉ đạo sản xuất, không chỉ là nữ đạo diễn tài năng của thế giới mà còn là nhà văn nổi tiếng trong nhiều năm qua. Ngoài Penn, phim còn có sự tham gia của dàn diễn viên chất lượng với một số gương mặt sáng giá như: Michelle Pfeiffer, Dianne Wiest, Dakota Fanning, Richard Schiff, Loretta Devine,…Trong đó, ngôi sao nhí Michelle cũng nhận được vô vàn lời khen từ khán giả.

Nội dung phim xoay quanh nhân vật Sam, một người đàn ông bị thiểu năng, suy nghĩ đơn giản và thật thà. Sau khi làm việc tại một quán Starbucks, anh quen và có cô con gái với người phụ nữ vô gia cư. Tuy nhiên, cô ấy bỏ rơi 2 người ngay sau khi đứa bé được sinh ra, Sam và con gái Lucy Diamond gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Khi Lucy lên 7 tuổi, Sam bị tước quyền nuôi con bởi những hạn chế về trí tuệ. Tuy nhiên, anh không từ bỏ mà quyết tâm giành quyền nuôi con gái.


  • Thực Hiện: W2W Movie
  • Thời lượng: Tập 13 / 13
  • Thể Loại: Phim Bộ, Zombie - Xác Sống, Phiêu Lưu, Hành Động, Tóm Tắt Phim, Kinh Dị,

Được chuyển thể từ một câu chuyện từ một tài khoản trên Twitter của Simple Man, Linh Hồn Vũ Nữ, tác phẩm mới nhất của đạo diễn Awi Suryadi đã không làm tôi thất vọng nhưng cũng không làm tôi hài lòng với tư cách là một độc giả của câu chuyện gốc.

Để mà nói thì tôi thấy biên kịch Lele Laila sáng tác kịch bản phim Linh Hồn Vũ Nữ tuy không tệ, nhưng cũng không khiến tôi phải nổi da gà như The Conjuring, mặc dù cả hai đều được chuyển thể từ câu chuyện có thật.

Việc chuyển thể lại câu chuyện trên Twitter của Simple Man quả thực đã khiến cho các nhà làm phim bị chi phối bởi việc bám sát câu chuyện gốc, thậm chí tôi thấy nó quá cứng nhắc nên nhiều phân đoạn tạo cho tôi cảm giác như đang đọc từng dòng tweet ngày trước vậy. 

Đa phần họ đều sử dụng lại toàn bộ cốt truyện gốc, chất liệu và những gì kinh dị nhất từ tác giả chính của Linh Hồn Vũ Nữ, nên thật sự tôi không đánh giá cao điều này.

Mặt khác, điều khiến tôi sởn da gà đó là cách mình tưởng tượng ra bối cảnh và cốt truyện của Linh Hồn Vũ Nữ, mọi thứ cứ như thật. Tôi không biết tại sao, nhưng tôi nghĩ vì câu chuyện gốc được trình bày dưới nhiều góc độ, nên khi đọc thì bản thân mình buộc phải tưởng tượng, cho phép tâm trí cuốn theo con chữ của tác giả. Chính vì thế, khi xem phim, từng cảnh quay như gợi nhắc cho tôi về cách mà bản thân đã tưởng tượng.

Linh Hồn Vũ Nữ kể về 6 học sinh đến một làng quê hảo lánh để thực hiện công ích. Tuy nhiên nơi họ đặt chân đến lại chứa đựng một lời nguyền lâu đời và chỉ có Nur là người biết được, vì cô được cho là có duyên với thần linh. Một điều kỳ lạ khác, chính là nơi đây luôn âm thầm tồn tại một không gian bí ẩn song song, được gọi là ngôi làng thứ 2, nơi ẩn cư của những linh hồn và được cai trị bởi Badarawuhi.

>>> Xem thêm: Incantation: Gây hoảng không khác gì The Medium, không nên xem 1 mình

Điểm cộng đầu tiên mà tôi nghĩ bộ phim xứng đáng được nhận, chính là việc tạo bối cảnh và khắc họa khung cảnh làng quê ở Indonesia bằng những chất liệu dân gian, truyền thống. Điều này không chỉ khiến khung hình trông thật hơn, mà nó đã góp phần tăng sự kịch tính trong cách tôi tưởng tượng khi xem phim.

Thường thì những bộ phim kinh dị, hiếm khi tạo được mức độ “ớn ăn” nếu đặt trong những bối cảnh hiện đại, đô thị, vì tôi nghĩ những nơi như vậy hiếm khi có thế lực thứ 3 xuất hiện. Tuy nhiên, Linh Hồn Vũ Nữ thiết kế mọi thứ chỉ trong bầu không khí của vùng quê hẻo lánh. Tất nhiên, đây hoàn toàn là địa điểm hợp lý để các thế lực tác oai tác quái, điều này củng cố được tính kinh dị, đáng sợ cho trải nghiệm xem phim của tôi.

Tôi nghĩ cái hay của đạo diễn Awi Suryadi chính là anh có thể tổng hợp được nhiều cách tưởng tượng khác nhau của độc giả dựa trên bộ truyện gốc mà làm nên bối cảnh chính của phim. Song điều này lại khiến mạch phim chưa thật sự mượt mà, mọi thứ như được lắp ghép máy móc, dẫn đến Linh Hồn Vũ Nữ bị thiếu tính liên kết nhất định ở từng diễn biến.

Thay vì anh chắt lọc một cách duy nhất để kịch tính hóa diễn biến lên, thì anh lại chọn cách phức tạp và tự làm khó mình hơn, khiến cho mạch phim đôi chỗ bị đứt đoạn.

Mặt khác, Linh Hồn Vũ Nữ lại không lạm dụng quá nhiều yếu tố hù dọa, mọi thứ diễn ra theo cách mà nhân vật tự đưa họ vào cái bẫy của phản diện. Điều này khiến tôi liên hệ đến việc các dòng phim kinh dị ngày này đều cố gắng thể hiện mức độ ám ảnh, ấn tượng bằng cách dàn trải vô tội vạ các hiệu ứng jumpscare không hợp lý. Vì vậy, đây chính là điểm cộng thứ hai mà tôi dành cho bộ phim.

Ngoài ra, tôi thấy việc đội ngũ sản xuất quyết định tuyển dụng Ipung Rachmat Syaiful làm chỉ đạo khâu quay phim là một điều hoàn toàn đúng đắn. Các góc quay cũng như cách đặt máy của anh mang đến bầu không khí quỷ dị hơn, chẳng hạn như phân đoạn Nur và những người khác rời làng, hiệu ứng chuyển đổi từ đêm sang ngày, cho đến khi Widya bị bao vây bởi ma quỷ. Điều này khiến cho khung hình bớt đơn điệu và kỳ ảo hơn.

Có thể thấy, ngoại trừ nội dung và diễn xuất, thì chính phần hình ảnh của phim cũng là yếu tố quan trọng giúp một tác phẩm kinh dị trông thật hơn.

>>> Xem thêm: Thoát Khỏi Mogadishu: Cuộc tẩu thoát đầy kịch tính và hồi hộp

Nếu ai đã từng đọc qua truyện gốc của Simple Man, thì chắc hẳn mọi người còn nhớ anh ấy đã nói tác phẩm này được tạo ra nhờ việc đam mê văn hóa và các lễ nghi của Indonesia. Thật vậy, trong Linh Hồn Vũ Nữ cách các nhà làm phim gợi mở về việc Badarawuhi có liên hệ mật thiết đến bề dày văn hóa, lễ nghi thờ thần của Indonesia, khiến cho bộ phim hoàn toàn khác biệt so với các tác phẩm khác.

Không còn bó hẹp trong không gian của những pha hù dọa kinh dị, hay những màn tấn công chí mạng nữa, Linh Hồn Vũ Nữ đưa những gì về văn hóa của nước họ qua ngôn ngữ điện ảnh, tôi ví như một cách giới thiệu về phong tục của một số cư dân tại Indonesia.

Tóm lại, tôi nghĩ nếu bạn xem Linh Hồn Vũ Nữ chỉ đơn thuần là một tác phẩm kinh dị truyền thống thì bộ phim hoàn toàn đáp ứng được yếu tố này, cách dẫn dắt về bối cảnh và tuyến truyện phát triển, khiến trải nghiệm điện ảnh lần này của tôi có đôi chút thú vị.

* Bài viết của Người Gỗ chia sẻ tại box Mọt phim Review


Nguồn: Dienanhnet

  • Thực Hiện: DienAnhNet Touchcinema
  • Thời lượng: 123 phút
  • Thể Loại: Review Phim, Phim Chiếu Rạp, Phim Lẻ,

  • Thực Hiện: Tea Phim
  • Thời lượng:
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Hài Hước, Tóm Tắt Phim,

  • Thực Hiện: Tea Phim
  • Thời lượng: 97 phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Tóm Tắt Phim, Võ Thuật, Kiếm Hiệp, Cổ Trang,

  • Thực Hiện: Kể Phim Online
  • Thời lượng: 97 phút
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Thiếu Nhi, Gia Đình, Hài Hước, Phiêu Lưu, Hoạt Hình, Hành Động, Tóm Tắt Phim,