REVIEWTOMTAT.COM Review Tóm Tắt Phim Tóm Tắt Phim Review Phim

Tóm Tắt Phim Review Phim


Mahlukat (Nhập Hồn) là bộ phim đưa mình về với những tác phẩm kinh dị thuộc thể loại siêu nhiên đời đầu. Từ cốt truyện, bối cảnh, âm thanh, ánh sáng và cả thông điệp của Nhập Hồn đều được làm theo khuôn mẫu một cách kinh điển. Tất cả mọi thứ, chung quy lại đều chỉ là trò lừa lọc trong tâm trí con người. 

Nhập Hồn là bộ phim kinh dị siêu nhiên đến từ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước có nền điện ảnh khá xa lạ với khán giả Việt Nam. Nhìn lại những bộ phim thuộc thể loại kinh dị siêu nhiên ra rạp trong năm 2022, mình thấy cũng toàn là những bộ phim từ những nước không mấy quen thuộc như: Karem - Vật Chứa Tử Thần (Mexico), Ma Gương 3 (Indonesia), KKN - Linh Hồn Vũ Nữ (Indonesia). 

Điểm chung của những bộ phim này chính là được làm theo lối kinh dị cũ kỹ và có phần lỗi thời. Mình thấy đa số chỉ toàn tác động vật lý, đánh vào tạo hình nhân vật và lạm dụng những cú jumpscare để khiến người xem sợ hãi. Theo như mình quan sát, những bộ phim trước ra rạp đều được đánh giá không cao vì chẳng mang đến giá trị gì cho người xem và còn quá nhiều lỗ hổng từ nội dung đến hình ảnh phim. Nhập Hồn, với mình cũng là một bộ phim như vậy. 

Nhập Hồn kể về Araf - một anh chàng tốt bụng và có khả năng đặc biệt. Anh thường dùng khả năng đó của mình để cứu những người đang bị đe dọa bởi bàn tay quỷ dữ. Một hôm, không may trong lúc cứu giúp hai mẹ con xa lạ, anh lại bị rơi vào cái bẫy của những thực thể đen tối và trở thành nạn nhân trong câu chuyện. Ác quỷ đã thao túng và chi phối hành vi của Araf, khiến anh trở nên điên dại. 

Trong làng Merce ở thành phố Merdin - nơi Araf ở có một vị mục sư tên là Burhan. Sau khi biết chuyện của Araf, Burhan đã đến gặp và bày cách giúp anh thoát khỏi sự chiếm đoạt linh hồn của quỷ dữ. 

Mình thấy câu chuyện trong Nhập Hồn theo motif điển hình của những phim kinh dị siêu nhiên. Đó là câu chuyện về một người sở hữu một sức mạnh đặc biệt, hoặc thậm chí là một người bình thường, vô tình đắc tội với quỷ dữ và trở thành con mồi tiếp theo của chúng. Sau đó, họ sẽ phải trải qua cảm giác đau đớn vì bị ác quỷ thao túng và buộc phải tìm cách chiến đấu với quỷ dữ để giải thoát cho chính mình. 

Motif không mới, cách khai thác câu chuyện cũng không mới nhưng mình thấy Nhập Hồn đã làm tốt được một chuyện là “giấu” được nhiều chi tiết làm người xem phải đoán mò khi xem. Từ đầu đến giữa phim, Nhập Hồn đưa ra rất nhiều chi tiết, nhiều tình huống và những câu thoại có vẻ bí ẩn để khơi gợi sự tò mò cho mình. Cứ mỗi lần có chi tiết mới xuất hiện, những suy đoán của mình lại được củng cố thêm một chút. 

Đến cuối phim, sau khi ông lão Burhan gặp Araf, những tình huống thắt nút mới bắt đầu được mở ra. Cá nhân mình cảm thấy mặc dù mọi thứ không có gì quá mới mẻ nhưng nó được hợp lý hóa một cách khá logic. Nó cũng có những chi tiết lật ngược vấn đề, làm đảo hướng câu chuyện khiến mình cảm thấy bất ngờ. 

Với thời lượng 96 phút của phim, theo như mình cảm nhận, Nhập Hồn đã có thể đưa ra vấn đề và giải quyết chúng một cách gọn gàng. Mặc dù phần đầu phim khá mơ hồ và lan man nhưng rõ ràng, cái kết của Nhập Hồn đã có thể giải quyết ổn thỏa những gì mà ngay từ đầu phim đã đặt ra. Đây là điều mà mình không thấy được ở những bộ phim kinh dị cũ kỹ trước đó như Virus 32, Karem - Vật Chứa Tử Thần, Ma Gương 3, Năm, Mười, Mười Lăm,...

Về những yếu tố khác liên quan về mặt ngôn ngữ điện ảnh của Nhập Hồn như bối cảnh, âm thanh, ánh sáng, theo như cá nhân mình thấy thì không có gì đáng đề cập cho lắm. Vì cơ bản, Nhập Hồn đã chọn sử dụng mẫu số chung cho tất cả những gì kể trên. Mọi thứ đều được làm lại theo lối cổ điển tạo cảm giác cực kỳ nhàm chán. 

Mình thấy bối cảnh làng quê với hang động, những ngôi nhà cổ và bờ sông là những nơi không thể rập khuôn hơn nữa để đặt để câu chuyện của mình vào trong đó. Ánh sáng lập lòe như một nguồn sáng tự nhiên với gam màu xanh - vàng đặc trưng trong những bộ phim kinh dị từ trước đến nay cũng được sử dụng trong Nhập Hồn. Âm thanh dồn dập cộng với tiếng kêu của côn trùng lâu lâu làm mình sởn da gà về độ chân thật, gần gũi của nó dù cũng đạt được hiệu quả nhưng lại bị lạm dụng quá đà.

>>> Xem thêm: Điều Ước Cuối Của Tù Nhân 2037: Câu chuyện nhân văn, dễ lấy nước mắt

Tạo hình và jumpscare là những yếu tố rất được quan tâm ở một bộ phim kinh dị, nhất là phim thuộc thể loại siêu nhiên. Tuy nhiên, cả hai yếu tố này trong Nhập Hồn lại khiến mình cảm giác khá thất vọng. Tạo hình trong Nhập Hồn rất thật, nhưng chính cái thật đó đôi lúc lại khiến mình cảm thấy phản cảm. Cơ thể người khi bị chiếm đoạt bởi những thực thể đen tối bỗng trở nên lấm lem siro đỏ hay có lúc răng và hốc mắt đen xì trông thật sự rất đáng sợ. Đã vậy, những lúc đó còn bonus thêm những góc máy cận cảnh chỉ để hù người xem khiến mình không thể chấp nhận được. 

Jumpscare trong Nhập Hồn được sử dụng từ đầu đến cuối, chủ yếu chỉ là khi những thực thể đen tối đó xâm nhập vào giấc mơ và khiến nhân vật gặp ác mộng. Thế nhưng, mình thấy jumpscare đến và đi rất nhanh, chủ yếu chỉ để lại nỗi sợ tức thời trong lòng người xem thôi. Chính vì khi gặp ác mộng, mọi thứ đều là ảo, sự chuyển đổi cảm xúc liên tục như vậy cũng khiến mình thật sự mệt tim khi xem. Với tạo hình và những cú jumpscare cộng với cách Nhập Hồn tạo dựng bối cảnh, mình thấy dường như phim đang cố tạo nên sự kinh dị nhưng theo như mình đánh giá sự “gồng” này không thành công cho lắm. 

Điều khiến mình thật sự lấn cấn với Nhập Hồn chính là ngay từ ban đầu, phim có đề cập đến việc đây là “câu chuyện có thật” từ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng theo như mình thấy, yếu tố ma quỷ và nhập hồn đều có trong phim, chỉ là nó được giảm bớt bằng cách cho mọi thứ chỉ xuất hiện trong tâm trí con người. Nó đặt ra cho mình câu hỏi là những gì nằm trong tâm trí thì làm sao kiểm chứng được và liệu phim có đang truyền bá những vấn đề sai lệch hay không?

Làm phim về những câu chuyện có thật trước giờ mình thấy vẫn luôn rất dễ gây tranh cãi. Nhất là với những bộ phim kinh dị, tâm linh, để vượt qua vòng kiểm duyệt gay gắt cũng phải cắt xén, gọt giũa nội dung rất nhiều. Tuy nhiên, việc nói đây là câu chuyện có thật nhưng lại không cho mình thấy những gì “thật” nhất diễn ra ngoài đời thực đã làm cho mình cảm thấy khó để tin vào câu chuyện này. 

>>> Xem thêm: Alienoid - Cuộc Chiến Xuyên Không: Phép thử thú vị của điện ảnh Hàn

Nhập Hồn cũng có đề cập đến yếu tố tôn giáo. Với mình, đây là điểm trừ lớn nhất phim. Tôn giáo, hay cụ thể là Chúa trong Nhập Hồn được đưa ra như một thứ Araf có thể vịn vào đó để có đức tin. Mình nghĩ nếu đơn thuần dừng lại ở niềm tin chung chung thì được, thế nhưng Nhập Hồn lại quá hô hào về đức tin của Chúa khiến mình thật sự cảm thấy như đang truyền đạo một cách không hề khôn khéo. Những đoạn thoại sau cùng triết lý quá nhiều cộng với truyền bá đức tin vào Chúa một cách dày đặc làm mình thấy có một khoảng cách quá lớn với câu chuyện trong Nhập Hồn. 

Tóm lại, mình thấy Nhập Hồn đã làm được một điều là đặt vấn đề và giải quyết vấn đề khá ổn thỏa. Tuy nhiên, như mình đã đề cập ở trên, những yếu tố cần có trong một bộ phim điện ảnh nói chung và một bộ phim thuộc thể loại kinh dị siêu nhiên nói riêng thì Nhập Hồn đang đi vào một khuôn mẫu cũ kỹ, không thể nhàm chán hơn ở thế kỷ 22. Được làm từ câu chuyện có thật nhưng dường như những bước đi của Nhập Hồn càng làm mình cảm thấy xa rời bộ phim. 

* Bài viết của Lọ Lem chia sẻ tại box Mọt phim Review


Nguồn: Dienanhnet

Review Carter (2022): Carter – Joo Won hóa cỗ máy chiến đấu điên cuồng không biết mệt mỏi với nhiều cảnh hành động không tưởng khiến người xem như ngạt thở trên Netflix.

Vào năm 2017, đạo diễn Jung Byung-gil đã cho chúng ta The Villainess, một bộ phim hành động siêu bạo lực, rùng rợn phù hợp với bộ phim chiến đấu dã man và tàn bạo của Atomic Blonde. Byung-gil đã chứng minh rằng giữa điệp khúc đang lên của điện ảnh hành động Hàn Quốc cách điệu, nghiệt ngã, giọng nói của anh ấy là một trong những điều cần được công nhận. Tuyệt kỹ của anh ấy dành cho các POV quay một lần, rung lắc thực sự đã mang đến cho người xem một trải nghiệm độc đáo và nhập vai. Có quan điểm và sự rõ ràng bất chấp sự hỗn loạn của tiếng súng và lưỡi dao nhanh chóng, tất cả được lọc qua màn trình diễn đầy tinh thần của nữ diễn viên Kim Ok-vin.


Sau 5 năm dài, Byung-gil đã trở lại với một bộ phim hành động kinh dị khác. Lần này, đặt trong một tiền đề đầy thSau 5 năm dài, Byung-gil đã trở lại với một bộ phim hành động kinh dị khác. Lần này, đặt trong một tiền đề đầy tham vọng hơn với ngân sách lớn hơn nhiều để làm Carter (카터) trên Netflix.

Tương tự như The Villainess, nó liên quan đến hoạt động gián điệp, các cơ quan tình báo đối thủ và tất nhiên, một thiết bị âm mưu bắt cóc trẻ em để lấy lòng người dẫn đầu. Điều gì làm cho “Carter” lần này khác biệt? Đó là Zombies.

Chủ nghĩa hiện thực điện ảnh trong các trò chơi điện tử như God of War và The Last of Us đang trở nên bình thường, khi các nhà thiết kế cố gắng mang đến cho người chơi trải nghiệm nhập vai nhất có thể.


Tuy nhiên, chưa bao giờ có bộ phim nào lại cố gắng mô phỏng giao diện của một trò chơi điện tử nhiều hơn Carter đến mức chóng mặt của Jung Byung-gil.

Các yêu cầu để một bộ phim hành động trở thành một bộ phim hay trong thể loại này là gì? Rõ ràng là: rất nhiều hành động; một kịch bản hay; nhịp độ nhanh: thiết lập thuyết phục và âm thanh ảnh hưởng đến sự phù hợp… .. oh, và tất nhiên là chuyển động của camera…. tốc độ cao, với “giao thoa” chuyển động chậm để phóng đại kịch tính của một chuỗi.

Carter đáp ứng tất cả các tiêu chí đó, và để tăng thêm giá trị, nó còn có một kịch bản thông minh, và nó rất gần với các tiêu chuẩn của một bộ phim Chirstopher Nolan, một thứ rất cao. Jung Byung-gil đã cố gắng tạo ra một bộ phim kinh dị với vô số hành động, hiệu ứng đặc biệt và đặc biệt là cảm giác thôi miên đặc trưng của phim hành động châu Á, vốn luôn hấp dẫn.

Dường như mở ra trong một cảnh liên tục duy nhất trong một khoảng thời gian gần đúng thời gian thực, hành động mới nhất của Jung theo dõi một đặc vụ bị chứng mất ngủ bán khỏa thân (Joo Won) khi anh ta chống lại một dòng vô tận gồm các binh sĩ Bắc Triều Tiên, đặc vụ Hàn Quốc và bọn CIA, tất cả trong số họ đang cố gắng giết anh ta, hoặc thuyết phục anh ta rằng anh ta thực sự làm việc cho họ.

Từ phút đầu tiên, hành động không bao giờ bỏ qua. Đặc vụ Carter (Won) tỉnh dậy trên chiếc giường đẫm máu mà không nhớ được anh ta là ai hoặc tại sao anh ta lại ở đó.

Anh ta có một vết khâu mới ở phía sau hộp sọ và một giọng nói trong đầu anh ta nói với anh ta rằng hãy chế ngự sáu tay súng đang đứng phía trước anh ta, nhảy ra khỏi cửa sổ và giải cứu con gái nhỏ của một nhà khoa học lỗi lạc (Jung Jae-young).

Nếu anh ta không thể tìm thấy cô gái (Kim Bo-min) và đưa cô ấy đến một cơ sở ở Triều Tiên ngay lập tức, tất cả sẽ bị mất tích, và điều đó còn nhân đôi với vợ và con gái của anh ta.

Carter của Jung Byung-gil là một viên kim cương thô phản ánh rất rõ bản năng sát thủ của đạo diễn hành động đối với kỹ xảo điện ảnh và những cảnh hành động được đánh bóng quy mô lớn. Trong khi các cảnh Joo Won thành thạo tiêu diệt kẻ thù của anh ấy là tuyệt vời, nhưng sự thay đổi góc nhìn thường xuyên và chói tai của anh ấy kết hợp với máy quay rung có thể khiến bạn mất tập trung trong giây lát. Từ khóa ở đây là: kiềm chế. Đó chính xác là những gì mà các khía cạnh tường thuật và kỹ thuật của bộ phim sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, một màn trình diễn mạnh mẽ khác của nghệ sĩ hành động Hàn Quốc!


Nguồn: Wowhay

Cá nhân mình nghĩ, nếu để nói phim Việt từ đầu năm 2022 tính đến thời điểm hiện tại, số lượng phim kinh dị đáp ứng được các tiêu chí của mình hầu như đều không có bất kỳ tác phẩm nào, nếu tập trung vào kịch bản thì sẽ làm hời hợt thông điệp và nếu đẩy mạnh kỹ xảo thì sẽ bỏ qua phần diễn xuất. Tuy nhiên, mình thấy nếu bù đắp qua lại thì phần nào trải nghiệm điện ảnh của mình cũng thoải mái và có phần thông cảm hơn được.

Trái lại, một tác phẩm lại hoàn toàn không được như kỳ vọng, mặc dù sự góp mặt của những ngôi sao tên tuổi như Ngọc Trinh, Kiều Minh Tuấn, La Thành, Lê Lộc, Phi Phụng…vẫn không cứu nổi một tác phẩm “tốt nghiệp” lại đem đi chiếu rạp. Đó là Duyên Ma.

Duyên Ma chọn cách mở đầu bằng việc tự thuật, đặt mọi thứ vào góc nhìn của nhân vật Minh (Kiều Minh Tuấn). Sau vụ tai nạn đột ngột, anh qua đời và được một cô gái tên Ngọc (Ngọc Trinh) cưu mang như những linh hồn khác. 

Thời gian ở chung, cả hai dần nảy sinh tình cảm với nhau. Thử thách xuất hiện khi có sự hiện diện của “tiểu tam” Bạch Cát (Quỳnh Anh), cô luôn tìm cách hại Ngọc để có thể ở bên Minh.

Sở dĩ mình nói Duyên Ma là một tác phẩm “tốt nghiệp” vì theo nghĩa đen, mình thấy đây là bộ phim được hai đạo diễn còn khá non tay thực hiện. Từ việc chỉ đạo diễn xuất, sắp xếp tình huống, phân bố thời lượng, ý tưởng dựng phim…mọi thứ đều không đạt được chất lượng của một bộ phim điện ảnh mang đi chiếu rạp.

Nếu xét theo nghĩa bóng, thì Duyên Ma không khác gì một web-drama với việc đặt để các tình huống gây cười một cách sáo rỗng vào nhưng thời điểm bất hợp lý, dẫn đến câu chuyện có phần “ngáo” hơn. Vì thế nói Duyên Ma là một tác phẩm “tốt nghiệp” cũng không sai!

Mình thấy Duyên Ma chọn mô típ khá giống các câu chuyện liêu trai đặc trưng của Trung Quốc, vẫn là cách tạo ra sợi dây liên kết mối tình giữa người dương và người âm, đây là một trong những mô típ phổ biến được các nhà làm phim xây dựng ở thời gian trước. Suốt thời lượng 96 phút, nhịp phim không có chút nhấn nhá hoặc yếu tố gay cấn, bất ngờ nào.

>>> Xem thêm: Duyên Ma: Phiên bản tình người duyên ma miền Tây rặc

Mình thấy ngay cả việc nhà làm phim mời diễn viên khách mời nổi cộm như cô Minh Hiếu “7 miếng đất” hay sự xuất hiện đột ngột của chú Công Ninh để tạo nên phân cảnh cảm xúc cho nhân vật Ngọc, cũng không cứu rỗi được một cốt truyện hời hợt như vậy.

Nhắc đến phân đoạn nhân vật Ngọc gặp lại ba, mình thấy Ngọc Trinh diễn cứ gượng ép thế nào ấy! Nếu bình thường chị thể hiện sự trẻ trung, vui tươi của một cô gái miền Tây, ngày ngày đùa giỡn, chăm sóc cho những hồn ma, thì mình còn thấy được đôi chút tự nhiên. Nhưng đến phân đoạn cần tạo chiều sâu để lấy nước mắt của một khán giả như mình, thì Ngọc Trinh lại hoàn toàn thiếu đi nét diễn thể hiện tâm trạng ấy.

Ngoài ra, Duyên Ma còn vướng lỗi logic ở nhiều tình huống, phá bỏ mọi định luật vật lý, thế giới của những người theo chủ nghĩa duy tâm như mình. Điển hình là đã “hóa vàng” rồi mà Minh vẫn có thể dùng cơm chay do Ngọc nấu, ngồi ăn như một người bình thường, Minh còn phụ cô nom việc nhà, bưng đỡ đồ đạc. 

Ở đoạn kết, nhân vật Bạch Cát và Minh được trao nhiều quyền năng, thi triển tà thuật để đẩy cao trào cho tác phẩm, mặc dù trong kịch bản hay qua cả lời thoại, mình thấy chưa có sự đề cập nào.

Có một điều mà mình khá thắc mắc ở những đạo diễn trẻ của phim Việt, không biết họ quan niệm thế nào là phim kinh dị khi mà Duyên Ma được gắn mác là thể loại kinh dị - hài. Vì cá nhân mình, một bộ phim chỉ được xem là kinh dị khi có đề cập đến các yếu tố rùng rợn, siêu nhiêu, tâm linh, thậm chí đôi lúc cũng cần những quả “nặng độ”. 

Với Duyên Ma mình lại thấy cốt truyện và tình huống đều chỉ tập trung xây dựng các miếng hài là chính. Sau vài cảnh tạo được tiếng cười ở đầu phim, mình thấy biên kịch dần sa đà vào những tình huống cường điệu, có vài trường đoạn dàn nhân vật đấu khẩu không ngừng nghỉ, tung hứng theo lối “trả treo”, khiến phân cảnh bị lệch khỏi tuyến truyện chính.

>>> Xem thêm: Duyên Ma: Phim ma miền Tây dân gian, tấu hài nhiều hơn kinh dị

Cuối cùng là kỹ xảo và góc quay, mình thấy không khác gì một tác phẩm truyền hình ở giai đoạn trước, khoảng chừng những năm 2005-2009, khi mà nhà làm phim dùng tông màu xám xanh, thiếu sắc nét để tạo bối cảnh liêu trai u ám. Những phân cảnh Minh và Ngọc trò chuyện với nhau dưới ánh trăng “VFX” của đội ngũ kỹ xảo, khiến bộ phim “giả trân” hoàn toàn với mình.

Tóm lại, mình đánh giá Duyên Ma là một tác phẩm yếu mọi mặt, từ chất lượng khung hình, kịch bản, góc quay và cả diễn xuất của một số nhân vật. Mình nghĩ bộ phim chỉ nên dừng lại ở việc phát triển trở thành một web-drama hoặc phát hành trên các nền tảng kỹ thuật số, hơn là trở thành một bộ phim chiếu rạp.

* Bài viết của Wukong chia sẻ tại box Mọt phim Review


Nguồn: Dienanhnet

Emergency Declaration (Hạ Cánh Khẩn Cấp) là bộ phim hiếm hoi khai thác đề tài sự cố máy bay ra rạp trong những năm gần đây. Theo cá nhân mình đánh giá, Hạ Cánh Khẩn Cấp đã xây dựng được một kịch bản vô cùng chắc, có tính thời đại và đề cao yếu tố con người. Tưởng chừng như lại tiếp diễn một câu chuyện cũ nhưng Hạ Cánh Khẩn Cấp đã có cách khai thác mới mẻ và hiện đại hơn rất nhiều. 

Hạ Cánh Khẩn Cấp kể về một sự cố - cơn khủng bố sinh học trên chuyến bay mang số hiệu KI501. Đó là khi một hành khách kỳ quặc mang một loại virus có khả năng lây lan nhanh chóng lên chuyến bay với mục đích duy nhất là muốn tất cả hành khách phải “biến mất”. Khi phát hiện máy bay bị cô lập bởi loại bệnh lạ, họ đã yêu cầu được hạ cánh khẩn cấp nhưng lại bị từ chối. Lúc này, người đứng đầu chuyến bay và những hành khách xấu số buộc phải đưa ra quyết định cho sinh mệnh của mình. 

Theo mình thấy, Hạ Cánh Khẩn Cấp thuộc thể loại phim đa tuyến, tức là có 2 cốt truyện song song xuyên suốt bộ phim. Ngoài những diễn biến hỗn loạn trên máy bay, Hạ Cánh Khẩn Cấp cũng cho thấy trận chiến căng não để đưa những người dân trở về an toàn của chính phủ Hàn Quốc. 

Nếu như những gì xảy ra trên không là cách mà Hạ Cánh Khẩn Cấp đặt ra vấn đề thì những phân cảnh dưới mặt đất là lúc họ cố gắng giải quyết vấn đề. Cũng chính vì điều này nên mình đã có được cái nhìn đa chiều và khách quan hơn về những gì đang xảy ra trong bộ phim.

Xét về kịch bản, mình thấy Hạ Cánh Khẩn Cấp đã biết cách làm cho một tình huống quen thuộc trở nên thú vị hơn bằng cách pha trộn hai đề tài cũ lại với nhau để tạo ra một thứ mới mẻ. Việc máy bay gặp trục trặc do có kẻ phá rối và hết nhiên liệu kết hợp với dịch bệnh là những điều có thể khiến kịch bản của Hạ Cánh Khẩn Cấp trở nên cực kỳ căng thẳng. 

Tình huống trong Hạ Cánh Khẩn Cấp gợi nhớ cho mình đến Train To Busan (Chuyến Tàu Sinh Tử). Cả hai bộ phim đều nói về việc dịch bệnh bùng phát trên một phương tiện di chuyển. Tuy nhiên, mỗi bộ phim lại chọn cách khai thác khác nhau. Nếu như Chuyến Tàu Sinh Tử tập trung vào cách mà nhóm nhân vật chính chiến đấu với dịch bệnh thảm khốc thì Hạ Cánh Khẩn Cấp lại cho chúng ta thấy cách mà cả một tập thể người dân và chính phủ Hàn Quốc phản ứng với nó. 

Mình thấy Hạ Cánh Khẩn Cấp đã làm tốt được một điều là đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề một cách triệt để. Từ nguyên nhân xuất hiện, cơ chế hoạt động của virus, lý do nhân vật trở thành tên phản diện và muốn xóa sổ những người trên máy bay cho đến cách chính phủ Hàn Quốc giải quyết cơn khủng hoảng này đều được trình bày một cách hệ thống, rõ ràng. 

Loại virus trong Hạ Cánh Khẩn Cấp cũng được nghiên cứu kỹ càng để đưa ra đặc tính. Đó là một loại virus có khả năng lây lan nhanh chóng. Khi bị nhiễm virus, người bệnh sẽ nôn ra chất dịch màu đỏ và toàn thân nổi dấu vết lạ. Đặc biệt, môi trường trên không chính là nơi lý tưởng để loại virus này sinh sôi nảy nở. Cộng với cách xây dựng tính cách của tên phản diện, mình thấy việc tạo ra tình huống này trong Hạ Cánh Khẩn Cấp rất hợp lý. 

Mạch phim Hạ Cánh Khẩn Cấp vừa phải, chậm rãi vừa đủ để khắc họa chiều sâu tâm lý nhân vật. Mình cảm nhận đó cũng là đặc trưng của phim Hàn. Hạ Cánh Khẩn Cấp không cố tình tạo ra mọi thứ quá nặng nề, dồn dập hay gấp gáp, nó chỉ đơn giản mô phỏng lại những gì diễn ra trong tình huống hiểm nguy đó. Hạ Cánh Khẩn Cấp có những phút giây lặng yên, chừa cho mình một khoảng trống để kịp định hình và cảm nhận về vấn đề. Chính vì thế mà mình cảm thấy vô cùng chân thật. 

Thường trong những bộ phim về đề tài thảm họa, mình thấy có một vấn đề đó chính là nạn nhân thì luôn gào thét kêu cứu còn chính phủ đôi khi lại dửng dưng với chính mạng sống của những người dân nước mình vì tôn chỉ của họ là muốn giảm thiểu số lượng người dân phải ra đi. Có rất nhiều bộ phim giả tưởng hoặc tài liệu cùng chủ đề khiến mình thật sự rất bức xúc và dường như nó đã đóng đinh suy nghĩ của mình là phim đề tài thảm họa nào cũng vậy. Tuy nhiên, Hạ Cánh Khẩn Cấp đã khiến mình thở phào nhẹ nhõm. 

Trong Hạ Cánh Khẩn Cấp, mình thấy được sự nỗ lực tìm ra phương pháp cứu chữa và đưa người dân nước mình trở về an toàn của chính phủ Hàn Quốc. Đội trưởng Koo, Bộ Trưởng, Tổng Thống,... mỗi người đều cố hết sức trong khả năng của mình. Đội trưởng Koo đã tự mình thử nghiệm vắc-xin có hiệu quả hay không vì đó là cách duy nhất để anh chứng minh là những người trên máy bay sẽ không lây cho người khác. 

Bộ Trưởng cũng đích thân đi tìm vắc-xin và cầu cứu chính phủ nước bạn cho máy bay hạ cánh nhưng bất thành. Mình cũng thấy được ánh mắt thể hiện nỗi bất lực, tuyệt vọng của họ khi không thể làm gì hơn được. 

Mặc dù có đề cập đến yếu tố chính trị khi máy bay KI501 đi qua không phận Mỹ và Nhật Bản bị từ chối. Thậm chí chính phủ Nhật Bản còn dùng biện pháp mạnh để can ngăn nhưng Hạ Cánh Khẩn Cấp đã cho thấy rõ lý do tại sao họ lại làm như vậy nên mình không cảm thấy căm ghét, trái lại còn đồng cảm. Mỹ hay Nhật Bản, họ làm vậy cũng chỉ để bảo vệ an toàn cho người dân nước họ, và Hàn Quốc cũng đang cố để đưa người dân của họ trở về an toàn mà thôi. 

Hạ Cánh Khẩn Cấp còn cho mình thấy được phản ứng của những người dân Hàn Quốc trước tình hình này. Khi máy bay KI501 về đến địa phận Hàn Quốc nhưng những người dân trên đó đã bị nhiễm, mặc dù chính phủ cho phát lệnh hạ cánh nhưng lúc này lại xảy ra cuộc phản đối quyết định này. Những người dân bình thường thì kiên quyết phản đối vì họ sợ rằng sẽ khiến dịch bệnh lây lan trong khi hoàn toàn chưa có thuốc điều trị. Lúc này mình cảm thấy như là người dân nước mình quay lưng với chính đồng hương của họ vậy. Mặc dù không ai muốn điều này nhưng nó buộc phải xảy ra. 

Nhưng trong số đó cũng có những người ủng hộ, cho phép máy bay được hạ cánh - đó là người thân, gia đình của những người trên chuyến bay. Những câu nói được viết trên tấm bảng mà họ cầm, tuy chỉ là những lời tự sự bình thường, được lướt qua nhẹ nhàng nhưng cực kỳ chân thật và chạm đến cảm xúc của mình. Đó là “Họ cũng là người thân và gia đình của chúng tôi. Xin hãy cho phép máy bay được hạ cánh.”

Cảnh tượng đối lập giữa dưới mặt đất và trên không lúc này thật sự tạo ra một khung cảnh nhiễu loạn khiến mình cảm thấy vô cùng căng thẳng. Nhưng thay vì dùng dằng hay khóc thét lên, mình chỉ thấy những giọt nước mắt rơi xuống nhẹ nhàng do không kìm nổi cảm xúc của những nạn nhân trên máy bay. Họ không cảm thấy căm phẫn hành vi biểu tình chống đối của những người dân vô tội kia, họ chỉ xót thương cho số phận của chính mình và thương cho những người thân, gia đình họ. Họ hiểu được rằng, những người đang ra sức phản đối kia chỉ đang “trở nên yếu đuối và sợ hãi” nên mới hành động như vậy. 

Từ việc mong muốn được hạ cánh và trở về, những người trên máy bay đã quyết định không hạ cánh nữa và hy sinh để đảm bảo an toàn cho những người bên dưới. Họ làm vậy cũng chỉ vì “sợ”, vì lo là “lỡ như chồng và con tôi bị lây nhiễm thì sao”,... Mình thấy là trong những trường hợp như vậy, thật sự rất khó để bảo toàn tính mạng cho tất cả, cách mà những người trên máy bay KI501 lựa chọn và cả cách chính phủ Hàn Quốc thực hiện cũng rất đề cao yếu tố con người. Tức là họ sẽ không bỏ lại bất kì ai, nhưng nếu như đến khi không còn sự lựa chọn nào khác nữa, họ sẽ chấp nhận hy sinh, để giảm thiểu số lượng người dân lây nhiễm. 

>>> Xem thêm: Alienoid - Cuộc Chiến Xuyên Không: Phép thử thú vị của điện ảnh Hàn

Với mình, Hạ Cánh Khẩn Cấp là một bộ phim có tính thời đại bởi vì mọi thứ đều được làm một cách nhẹ nhàng và “bình thường hóa” dù cho khai thác đề tài thảm họa. Vẫn là một tình huống nguy cấp nhưng cách mà các nạn nhân và chính phủ Hàn Quốc đối diện và giải quyết vấn đề theo cá nhân mình đánh giá là rất văn minh. 

Hạ Cánh Khẩn Cấp cũng không cố tình xây dựng background nhân vật quá kỹ, không cố lồng ghép mỗi nhân vật đều có câu chuyện riêng hay mỗi người đại diện cho một kiểu người trong xã hội, không cần các nhân vật phải trở nên thân thiết và gắn bó với nhau sau sự cố này, cũng không quá tôn vinh bất kỳ ai,...mặc dù tất cả những thứ kể trên, theo như mình thấy đều là thế mạnh của Hàn Quốc. 

Hạ Cánh Khẩn Cấp đã cho mọi thứ diễn ra một cách bình thường, theo như cách phản ứng của những con người bình thường trong xã hội hiện nay. Không cố gắng làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn nhưng cũng không tô hồng hiện thực ở cuối phim là điều mình rất đánh giá cao ở Hạ Cánh Khẩn Cấp. Vì cơ bản, mình thấy những gì thuộc về sự cố là mang tính ngẫu nhiên. Vậy nên cứ để mọi chuyện diễn ra theo dòng chảy tự nhiên nhất của nó sẽ dễ dàng tạo nên tính chân thật cho bộ phim nhất. Và Hạ Cánh Khẩn Cấp đã làm được điều đó. 

>>> Xem thêm: Sát Thủ Đối Đầu: Kịch bản chắc, hành động mãn nhãn

Hạ Cánh Khẩn Cấp cũng biết cách kể chuyện bằng hình ảnh cực kỳ thông minh. Những góc máy chao nghiêng theo sự chao đảo của máy bay, những góc máy từ trên xuống dưới và được setup cho thấy toàn cảnh câu chuyện rất đẹp mắt và mình có thể nhìn thấy nhiều hơn về biểu cảm, hành vi, cử chỉ của nhân vật. 

Tuy nhiên, cũng có một số điểm ở Hạ Cánh Khẩn Cấp làm cho mình cảm thấy chưa thật sự trọn vẹn. Đầu tiên là phần mở đầu phim khá dài dòng, lê thê và thiếu sức hút. Hai là mặc dù mình rất thích cách Hạ Cánh Khẩn Cấp cho nhân vật phản diện biến mất ở giữa phim để bộ phim trở nên bế tắc hơn nhưng những gì liên quan đến hắn chỉ được kể nhanh chóng thông qua lời khai của các nhân vật khác nên thiếu tính thuyết phục. Cuối cùng là mình thật sự chưa thấy được sự kinh khủng của đại dịch, hoặc có chăng là phim đang cố tình giảm nhẹ nó bằng cách không cho xuất hiện quá nhiều trên máy bay?

Tóm lại, Hạ Cánh Khẩn Cấp với mình là một bộ phim rất hiện đại, văn minh và đề cao yếu tố con người. Mọi thứ trong Hạ Cánh Khẩn Cấp từ hình ảnh, âm thanh, ánh sáng đều bổ trợ cho nhau và làm bật lên nội dung, chủ đề, thông điệp của bộ phim. 

* Bài viết của Lọ Lem chia sẻ tại box Mọt phim Review


Nguồn: Dienanhnet