REVIEWTOMTAT.COM Review Tóm Tắt Phim Tóm Tắt Phim Của Diễn Viên tiến luật

Tóm Tắt Phim Của Diễn Viên tiến luật

Nếu Bố Già của Trấn Thành là một câu chuyện về tình cha con mang đậm nét trưởng thành, trải đời thì mình nghĩ Dân Chơi Không Sợ Con Rơi lại là một trường hợp ngược lại, bộ phim là một màu sắc trong veo và có phần cổ tích hơn.

Đầu tiên về cốt truyện, Dân Chơi Không Sợ Con Rơi kể về Quân (Tiến Luật) - một tay chơi làng quê khét tiếng với danh sách tình trường chằn chịt như con sông Cửu Long. Linh (Vân Trang) là một trong những cô gái thuộc danh sách kia, bẵng đi một thời gian không gắp thì cô nàng lại bất ngờ quay lại, quăng cho Quân một mụ con rồi bỏ đi biệt xứ.

Từ đây, Quân bất đắc dĩ trở thành “gà trống nuôi con” dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của bà con trong xóm, đặc biệt là cặp vợ chồng người bạn chí cốt Tám Mánh – Tư Mỏng. Trải qua 8 năm ròng rã nuôi con khôn lớn, đây cũng là lúc Linh quay trở về và đòi bắt bé Thỏ đi. Bi kịch tiếp theo của câu chuyện sẽ diễn ra tiếp như thế nào nữa thì mình để các bạn tự trải nghiệm nhé.

>>> Xem thêm: Dân Chơi Không Sợ Con Rơi có tiếp nối thành công của Trang - Luật?

Mình thấy chủ đề tình cảm, đặc biệt là tình cảm gia đình luôn là “món ăn” được ưa chuộng hàng đầu trong dòng phim ảnh ở Việt Nam. Và việc Dân Chơi Không Sợ Con Rơi tận dụng được điểm mạnh này trong cách khai thác câu chuyện của mình là một trong những thành công lớn nhất của bộ phim.

Tuy đánh mạnh vào tình cảm, nhưng mình lại khá thích cách mà Dân Chơi Không Sợ Con Rơi hạn chế tối đa được sự sến súa vào những thước phim của mình. Nhân vật Quân chưa bao giờ nói trước mặt con gái những lời nói ngọt ngào kiểu “ba rất thương con” hay gì đó. Nhưng qua cách mà anh thể hiện từ việc lao người vào xe ngựa đến bỏ qua nỗi sợ độ cao mà nhảy từ trên cầu xuống để cứu con thì rõ ràng, mình cũng cảm nhận được tình yêu thương trong anh lớn đến nhường nào.

Chủ đề ý nghĩa nhưng người thể hiện phải truyền tải được những giá trị đó thì mới là một sự cộng hưởng hoàn hảo. Và bộ phim lần này không làm mình thất vọng khi cả dàn diễn viên từ chính đến phụ, từ nhỏ đến lớn, ai cũng diễn ra được cái nét riêng của mình. Đặc biệt là trường hợp của bé Bảo Thi, theo mình thấy đa số diễn viên nhí của chúng ta thường diễn xuất không được tốt lắm nhưng ở cô bé này lại vừa thể hiện được nét hồn nhiên mà còn lại hài hước nữa. Nói chúng bé diễn nhìn mê lắm chứ không đùa được đâu.

Còn về Tiến Luật, trước giờ mình luôn có cảm tình với những vai diễn mà “ông chú” thể hiện. Đến với lần thủ vai chính đầu tiên này cũng không ngoại lệ. Mình không còn thấy nét đùa cợt quen thuộc của nam diễn viên nữa mà lại một màn lột xác hoàn toàn khác biệt. 

Từ một anh Đường Băng vui vẻ trong Chị Mười Ba đến Khánh Hoàng bóng bẫy của Nghề Siêu Dễ, trong phút chốc trở thành một người cha nghiêm túc, mẫu mực với tình yêu con gái vô bờ bến ở Dân Chơi Không Sợ Con Rơi. Thú thiệt ban đầu mình nhìn không quen mắt lắm, nhưng sự nhập tâm của Tiến Luật đã lối cuốn mình vào chính “bể khổ” của nhân vật Quân, cho mình một cái nhìn khác về khả năng diễn xuất muôn hình muôn vẻ của nam diễn viên.

Tiếp đến phải nói về yếu tố bối cảnh. Mình cực thích những khung cảnh làng quê, đồng ruộng trong phim nhưng lại hơi tiếc một xíu về cách mà đoàn phim tận dụng bối cảnh của mình. 

Xét về ý nghĩa, mình thấy bối cảnh không có vai trò hỗ trợ gì cho câu chuyện phim. Dù concept chính của Dân Chơi Không Sợ Con Rơi là thôn quê dân dã nhưng khi đưa vào khai thác lại không làm bật lên được yếu tố này. Vô hình chung tạo cho mình cảm giác bị lạc quẻ không liên quan gì lắm với những ý tưởng mà bộ phim muốn thể hiện.

Bên cạnh đó, nhịp phim lần này của Dân Chơi Không Sợ Con Rơi cũng còn khá chậm và phân bố không đồng đều nữa. Điển hình ở phần giữa khá chậm rãi, nhiều đoạn còn gây buồn ngủ trong khi đó phần đầu và phần cuối lại được đẩy nhanh quá thể nên cái kết với mình dường như là không trọn vẹn lắm.

Như mình đã nói thì tình cảm là đề tài quen thuộc của phim ảnh Việt nên lối khai thác của Dân Chơi Không Sợ Con Rơi lần này vẫn còn khá cũ, theo lối mòn và không gây được nhiều bất ngờ. Từ “gà trống nuôi con” đến việc con gái bệnh và phát hiện ra bí mật động trời có lẽ đã không còn xa lạ gì với những mọt phim Việt như mình. Tuy có cố gắng làm mới về một cái kết không “nhiệm màu hóa” nhưng nhìn chung thì mình vẫn chưa thấy ấn tượng lắm.

Điều khiến mình “buồn lòng” nhất trong bộ phim lần này là việc thể hiện thông điệp qua lời thoại của nhân vật Quân. Tuy anh không trực tiếp nói ra với con mình hay bất cứ ai nhưng lại dùng “voice off” để khai sạch ra với khán giả. Với mình thì một bộ phim có ý nghĩa, có thông điệp đủ tốt thì không cần nhà làm phim phải cố gắng trình bày rõ hình rõ chữ như vậy mà hãy khán giả của mình sẽ là người tự cảm nhận và rút ra được bài học đó.

Việc dùng thoại để triển khai thông điệp không chỉ thể hiện sự “đuối sức” trong cách truyền tải hình ảnh mà còn gợi ra những tư tưởng triết lý, giáo điệu một cách gượng ép. Mình nghĩ nếu đạo diễn Huỳnh Đông tiết chế lại yếu tố này thì bộ phim sẽ có một tổng thể hoàn chỉnh hơn.

Không chỉ riêng về phần thoại, ngay cả những đoạn nhạc có lời được lồng vô những cảnh cao trào khiến mình có trải nghiệm khá giống với việc xem MV ca nhạc. Mình cũng nhận thấy rằng việc dùng nhạc có lời như vậy có thể sẽ gây được nhiều cảm xúc, nhưng mặt hạn chế đi kèm cũng không nhỏ khi nhiều người sẽ cảm động vì bài hát cất lên là chính chứ không phải cảm xúc do phân cảnh trong phim mang lại.

  >>> Xem thêm: Teaser Dân Chơi Không Sợ Con Rơi: Tiến Luật bớt lầy đến lạ

Sương sương vậy thôi chứ nhìn chung lại, Dân Chơi Không Sợ Con Rơi là bộ phim có ý tưởng nhưng hướng khai thác lại không đi vào lối mòn và thiếu sự đột phá. Nếu xem để thư giản, giải trí thì bộ phim vẫn đáp ứng đủ những nhu cầu đó. Còn với những ai muốn chiêm ngưỡng những góc nhìn sâu sắc hơn như mình thì bộ phim lại không truyền tải đủ.

Còn bạn, có cảm nhận gì về lần “debut” vai chính đầu tiên cảu Tiến Luật thì để lại bình luận bên dưới nhé.

* Bài viết của Salonpas chia sẻ tại box Mọt phim Review


Nguồn: Dienanhnet

Sau một thời gian dài phải nằm đắp chiếu vì Covid-19, cuối cùng Song song của đạo diễn Nguyễn Hữu Hoàng đã chính thức có mặt tại Touch Cinema và các cụm rạp trên toàn quốc. Bộ phim đã nhận được rất nhiều phản hồi từ khán giả sau những suất chiếu đầu tiên ra mắt.

Phần hình ảnh dàn dựng xuất sắc

Đánh giá về nội dung phim

Song song là bộ phim được remake lại từ kịch bản gốc Mirage của Tây Ban Nha đã được chiếu trên Netflix. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa biết đến bộ phim này, vì thế Song song vẫn còn khá mới và thu hút được sự chú ý của khán giả với poster phim đầy ẩn ý.

Nhân vật chính của phim là Trang – cô có một gia đình hạnh phúc với người chồng thành đại, cô con gái nhỏ đáng yêu và công việc đúng mơ ước. Thế nhưng mọi chuyện thay đổi khi Trang vô tình kết nối được với cậu bé Phong sống cách đây 20 năm, qua màn hình tivi cũ trong ngôi nhà mới. Chỉ với lời nói của mình, Trang đã khiến số phận của tất cả mọi người, bao gồm cả mình thay đổi.

Trang thức dậy trong một căn phòng xa lạ, với một thân phận hoàn toàn mới. Những người quen cũ vẫn còn đó nhưng không một ai nhớ trên đời có sự xuất hiện của một cô gái tên Trang. Hi vọng duy nhất là tìm được Phong – người có thể vẫn còn sống sau cuộc trò chuyện định mệnh đó.

Song song khai thác đề tài về hiệu ứng cánh bướm, khi một hành động thay đổi có thể khiến một loạt sự kiện tiếp theo sau đó thay đổi. Đây là một chủ đề khá hay, nhưng e-kip làm phim lại dở ở chỗ đưa ra lời giải thích ngay từ đầu phim. Vậy nên yếu tố bất ngờ và hấp dẫn của bộ phim gần như giảm đi một nửa, vì khán giả đã phần nào đoán được điều gì sẽ xảy ra ngay từ đầu phim.

Bộ phim mang đến cho khán giả một câu chuyện, mà ở đó cùng một nhân vật nhưng lại có thể nhìn thế giới ở nhiều góc nhìn khác nhau. Nếu Trang cũ sống trong vùng an toàn với cuộc sống hạnh phúc mà ai cũng ngưỡng mộ, thì Trang mới lại được tạo cơ hội để nhìn rõ chân tướng về cuộc sống của mình đang bị che giấu một cách khéo léo.

Kịch bản phim được biên kịch lại khá tốt, câu chuyện chính được xây dựng liền mạch từ đầu đến cuối. Tuy nhiên nhiều lúc khán giả sẽ cảm thấy khá rối khi không hiểu được bối cảnh và các tình tiết đang diễn ra, nhưng chỉ cần định hình lại đúng mốc thời gian mà mọi thứ đang diễn ra thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngoài ra bộ phim còn mang đến cho khán giả những tiếng cười hài hước khi có sự góp mặt của hai cái tên nổi đình nổi đám Vlog 1977. Tin chắc rằng khán giả sẽ không nhịn được cười mỗi khi hai thanh niên nghiêm túc này xuất hiện.

Điểm đáng tiếc là về cuối phim đạo diễn lại khá đuối, khi cái kết được giải quyết quá chóng vánh khiến nhiều người xem cảm thấy tiếc nuối. Nếu như vẫn giữ được phong độ như phần đầu thì chắc hẳn bộ phim sẽ thành công hơn rất nhiều.

Đánh giá về diễn viên và diễn xuất

Đảm nhận vai chính trong phim sau 2 năm vắng bóng trên màn ảnh rộng, nhưng Nhã Phương lại khiến nhiều người thất vọng bởi khả năng diễn xuất không có tiến bộ. Vai Trang đòi hỏi nhân vật phải có rất nhiều cảm xúc khi bỗng nhiên bị rơi một hoàn cảnh không thể chấp nhận được, như bất ngờ, hoảng hốt, lo lắng, đau khổ, vô vọng…. Nhưng nữ diễn viên không thể đảm nhận tròn vai, nên ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của khán giả khi theo dõi phim.

Ngược lại, các tuyến nhân vật phụ do Tiến Luật, Trương Thế Vinh, Hoàng Phi đều hoàn thành rất tốt vai trò của mình. Chỉ tiếc rằng đất diễn hạn chế, nên họ không có đủ không gian để phô diễn hoàn toàn kỹ năng diễn xuất của mình. Trong đó Tiến Luật khi hóa thân thành kẻ phạm tội nếu được đầu tư hơn, chắc chắn sẽ ăn đứt Nhã Phương trong việc để lại ấn tượng với khán giả.

Đánh giá về âm thanh và hình ảnh

Hình ảnh là điểm cộng lớn của Song song, khi mang đến cho khán giả nhiều khung hình được dàn dựng có tính tương phản mạnh. Sự kết hợp giữa hình ảnh và ánh sáng đã tạo được sự ly kỳ và bí ẩn có trong một tác phẩm có liên quan đến vụ án chưa có lời giải.

Đặc biệt phân cảnh cậu bé Phong đàn hàn trước ống kính, khiến người xem vô cùng bất an vì không biết điều gì tiếp theo sẽ xảy ra. Những chuyển động bất ngờ trong phim cũng được xử lý tốt để tăng thêm sự kịch tính cho bộ phim.

Phần kỹ xảo sử dụng trong phim có nhiều cảnh rất tốt, nhưng một số cảnh bão lũ lại được cắt từ video tư liệu với chất lượng hình ảnh rất thấp. Điều này vô tình đã khiến chất lượng bộ phim trở nên kém hơn rất nhiều.

Song song dù vẫn còn khá nhiều hạt sạn, tuy nhiên giải trí cũng khá tốt. Bộ phim hiện đang được công chiếu tại Touch Cinema.

Chúc các bạn xem phim vui vẻ!


Nguồn: Touchcinema

Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử - phần thứ 2 của series phim cùng tên được phát triển từ web drama Thập Tam Muội đã chính thức có mặt tai Touch Cinema sau rất nhiều lần lùi lịch chiếu. Nếu so với phần 1, Chị Mười Ba lần này đã có bước tiến lớn với kịch bản được đầu tư và những pha hành động đậm chất giang hồ.

Chất lượng phim tốt hơn rất nhiều so với phần 1

Mặc dù là phần thứ 2, tuy nhiên Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử lại sở hữu một kịch bản độc lập so với lần trước, chỉ có những nhân vật đinh trong phim là không thay đổi. Chính vì vậy nên bạn không cần phải xem phần 1 mà vẫn có thể hiểu được diễn biến, cũng như nắm được mối quan hệ giữa các nhân vật trong phim,

Đánh giá về nội dung phim

Bối cảnh của Chị Mười Ba lần này không phải là Sài Gòn – địa bàn của Mười Ba nữa, mà chuyển đến một thành phố nhỏ, nơi mà Mười Ba mở một gara sửa xe cho Kẽm Gai – đàn em vừa mới được trả tự do sau những ngày tháng “dùi mài kinh sử” trong tù. Những ngày tháng đầu của nhóm huynh đệ diễn ra vô cùng vui vẻ, nhưng sau đó Kẽm Gai bị hiểu nhầm đã giết em trai của Thắng Kùng – tên đại ka trong vùng. Thắng Khùng cho Mười Ba 3 ngày để giải oan cho đàn em, nhưng đồng thời hắn cũng huy động ba quân truy lùng Kẽm Gai ráo riết để trả thù cho đứa em trai duy nhất.

Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử ngay sau khi được công chiếu đã nhận được nhiều lời khen ngợi vì chất lượng phim vượt trội hơn so với phần 1. Nếu phần trước vẫn còn đậm chất phim chiếu mạng, thì lần này kịch bản được đầu tư chỉn chu hơn với câu chuyện được xây dựng xuyên suốt từ đầu cho đến cuối.

Các sự kiện trong phim được sắp xếp tốt, từ từ dẫn dắt khán giả đi vào một cuộc chiến giữa những kẻ đứng đầu các hoạt động của thế giới ngầm. Có những kẻ huênh hoang dưới ánh mặt trời, lại có những kẻ đứng trong bóng tối âm thầm gieo rắc cái chết cho đồng loại. Cuối cùng khi mọi chuyện tưởng như đã đi hết hồi kết lại bất ngờ rẽ ngoặt sang một hướng khác khá thú vị.

Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử mang đến cho khán giả những tình huống hài hước đến từ bộ sậu Mười Ba, Đường Băng, Thắng Khùng và đàn em Trề. Họ đã có những màn tung hứng ăn ý, khiến khán giả trong phim ôm bụng cười nắc nẻ từ đầu đến cuối. Nếu so với phần 1, thì rõ ràng lần này các tình huống gây cười ăn đứt khi được xử lý đầy khéo léo và duyên dáng.

Là một bộ phim hành động, nên Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử đã chiêu đãi khán giả với những đánh đấm đầy ấn tượng. Các thể loại súng ống, đạn dược, gậy gộc, mã tấu… đều xuất hiện, khiến các thước phim trở nên rất chân thực và sống động. Đặc biệt là trận chiến cuối cùng đậm chất anh em trong giang hồ, sống chết vì nhau, nợ máu phải trả bằng máu.

Bên cạnh những điểm tốt, Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử cũng còn một số hạt sạn về mặt nội dung. Tuy nhiên trong bối cảnh những bom tấn điện ảnh ra rạp nhỏ giọt như hiện nay, những lỗi nhỏ đó cũng được khán giả dễ dàng bỏ qua.

Đánh giá về diễn xuất

Dàn diễn viên trong Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử được chia làm hai tuyến rõ ràng với khả năng diễn xuất cách nhau khá xa. Nếu Thu Trang, Tiến Luật, Kiều Minh Tuấn, La Thành hóa thân vào nhân vật rất ngọt; thì các nhân vật phụ như Châu Bùi lại khiến người xem thất vọng vì năng lực diễn xuất quá yếu. Sự tương phản đó đã khiến cảm xúc của khán giả nhiều lúc bị tụt mod, đặc biệt trong những cảnh căng thẳng thì thực sự vô cùng khó chịu.

Đánh giá về âm thanh và hình ảnh

Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử lấy bối cảnh tại Đà Lạt, vậy nên có rất nhiều khung hình quen thuộc xuất hiện. Tuy nhiên vẻ đẹp của Đà Lạt luôn khiến những ai đã từng đến phải mê đắm, nên hoàn toàn không có cảm giác nhàm chán khi theo dõi phim.

Phần âm nhạc của bộ phim nhận được rất nhiều lời khen ngợi khi tiếp tục đặt niềm tin vào Huỳnh James và Pjnboys. Rất nhiều ca khúc được thể hiện trong phim cực kỳ phù hợp với thế giới của những người sống bằng nắm đấm. Nếu thay cặp đôi này bằng bất cứ ai khác, tin chắc rằng phần âm nhạc trong phim không thể xuất sắc và để lại được nhiều ấn tượng với người xem như bộ đôi này.

Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử hiện đang được công chiếu tại Touch Cinema. Chúc các bạn xem phim vui vẻ!


Nguồn: Touchcinema